Thế giới dàn xếp (K3): Đâu vẫn vào đó

Cho đến nay, nhiều ngân hàng và đại công ty đã bị phạt vì các hoạt động dàn xếp giá cả hàng hóa, lãi suất, chỉ số... Tuy nhiên, những hành vi thao túng vẫn diễn ra hàng ngày và bao phủ mọi lĩnh vực.

Cho đến nay, nhiều ngân hàng và đại công ty đã bị phạt vì các hoạt động dàn xếp giá cả hàng hóa, lãi suất, chỉ số... Tuy nhiên, những hành vi thao túng vẫn diễn ra hàng ngày và bao phủ mọi lĩnh vực.

Thế giới dàn xếp (K2): Kinh tế ảo và thật

Thế giới dàn xếp (K1): Câu chuyện của BP

Bê bối LIBOR vẫn tiếp diễn

Từ cuối tháng 6-2012, vụ bê bối thao túng lãi suất liên ngân hàng LIBOR ở Anh là đề tài thu hút sự chú ý cả thế giới. Theo ước tính, lãi suất LIBOR liên quan đến 800.000 tỷ USD tài sản đầu tư trên toàn cầu (gấp 10 lần nền kinh tế thực). Điều này có nghĩa các nhà ngân hàng chỉ cần tăng lãi suất LIBOR lên 0,001%, cũng đủ thu về thêm 80 tỷ USD lãi suất mỗi năm.

Chính vì vậy, kênh tin tức tài chính Yahoo Finance gọi đây là vụ lừa đảo lớn nhất lịch sử tài chính thế giới, cũng là một bê bối nội gián lớn nhất mọi thời đại. Mới đây nhất, Ngân hàng Royal Bank of Scotland Group Plc bị một thẩm phán liên bang ở Connecticut tuyên phạt 50 triệu USD với cáo buộc gian lận LIBOR.

Tháng 4-2014, RBS Securities Japan Ltd. đã nhận tội gian lận và chịu phạt hơn 600 triệu USD để hòa giải với các cơ quan chức năng ở Hoa Kỳ và Anh vì liên quan đến vụ thao túng lãi suất LIBOR. Cho đến nay, cuộc điều tra toàn cầu nhắm vào hoạt động thao túng lãi suất LIBOR đã đưa một số nhà cho vay ra ánh sáng, buộc họ phải chịu những khoản tiền phạt lớn.

Đó là các ngân hàng RBS, Barclays Plc, UBS AG và Rabobank Groep. RBS là 1 trong 6 ngân hàng bị Liên minh châu Âu (EU) phạt tới 2,3 tỷ USD (1,7 tỷ EUR) vào tháng 11-2014 vì gian lận lãi suất liên quan đến LIBOR.

Kể từ tháng 6-2012 đến nay, tổng số tiền phạt trên toàn cầu liên quan đến hoạt động thao túng lãi suất đã lên tới 6 tỷ USD khi các nhà chức trách khắp thế giới cùng bắt tay hành động để điều tra những giao dịch viên dính líu đến thao túng lãi suất LIBOR. Điều đáng nói dù RBS và một số ngân hàng khác đã bị phạt vì thao túng lãi suất LIBOR, nhưng hiện nay lãi suất này vẫn đang bị thao túng.

Gary Gensler, Chủ tịch Ủy ban Giao dịch Hàng hóa tương lai (CFTC) của Hoa Kỳ, nói: “Cho đến nay, các nhà chức trách vẫn không thể bảo đảm không có gian lận đối với LIBOR”. Một điều đáng chú ý khác, đa số các sếp ngân hàng đều đỗ lỗi các vụ bê bối cho lòng tham của nhân viên và đó chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Công ty Kiểm toán KPMG, 61% các vụ gian lận tại các công ty có liên quan đến người quản lý. Trong đó, các giám đốc tài chính, CEO và những giám đốc cấp cao chịu trách nhiệm trên 55% giá trị các vụ gian lận.

Muôn hình vạn trạng

Trong thực tế, các đại ngân hàng vẫn đang thao túng hầu hết thị trường bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, họ tham gia các hoạt động theo kiểu mafia để lừa gạt các chính quyền địa phương trên quy mô lớn. Năm 2002, Thị trưởng Baltimore (Hoa Kỳ) Martin O’Malley đã bị lọt vào cái bẫy tài chính núp dưới danh nghĩa dự án nhằm tiết kiệm trong hoạt động cấp thoát nước và các dịch vụ công khác.

Nay, ông O'Malley, 50 tuổi, là Thống đốc Dân chủ của Maryland và thành phố lớn nhất của tiểu bang phải đối mặt với khoản mất mát 90 triệu USD để có thể thoát khỏi cái gọi là “chứng khoán lãi suất đấu giá” (ARS). Khoản tiền này tương đương một khoản vay mua nhà lãi suất thả nổi đã đẩy hạt Jefferson, Alabama phá sản vào tháng 11-2011. Baltimore và một số chính quyền địa phương khác đã bị dính vào hơn 50 tỷ USD ARS được các ngân hàng bán ra. Trong khi đó, những ngân hàng này đã kiếm được khoảng 20 tỷ USD lệ phí trên các tài sản này.

Các đại ngân hàng còn kiếm hàng tỷ USD từ nhiều hoạt động gian lận khác, như thao túng các quỹ hưu trí toàn thế giới để thu về hàng tỷ USD mỗi năm; đánh phí cất giữ vàng cho dù không hề mua hay cất giữ vàng. Năm 2007, Morgan Stanley phải chi 4,4 triệu USD để dàn xếp một vụ kiện cáo buộc ngân hàng này đã thu phí cất giữ kim loại quý mà không hề mua hay cất giữ chúng.

Tương tự, năm 2011, một đơn kiện tập thể được gửi lên tòa án New York kiện UBS Financial Services lừa dối các nhà đầu tư bạc và bắt họ đóng phí lưu kho. Các ngân hàng cũng bị cáo buộc dùng vàng trong tài khoản của khách hàng để giao dịch với các định chế khác, thậm chí lướt sóng vàng. Họ cũng bán cùng một tài sản chứng khoán cho nhiều người mua khác nhau, đặc biệt phổ biến với các loại tài sản thế chấp.

Ngoài ra, các ngân hàng đầu tư vào những tài sản mà họ thừa biết rủi ro cao, sau đó lại đặt cược chống lại chính các khoản đầu tư đó để kiếm tiền. Họ cũng nổi tiếng với việc mua tay phải, bán tay trái (wash trade - hành vi nhà đầu tư cá nhân hoặc tập thể cố tình bán ra và mua lại nhiều lần cùng một cổ phiếu hòng đẩy khối lượng giao dịch của cổ phiếu đó, từ đó đẩy giá một cách giả tạo).

Tháng 6-2012, các nhà điều hành sàn giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) cáo buộc JPMorgan Chase & Co đã tiến hành wash trade trong 10 vụ riêng biệt đối với dầu mỏ và khí đốt trong nửa đầu năm 2011. CME Group, nhà vận hành NYMEX, yêu cầu JPMorgan nộp phạt 30.000USD, trong khi một nhà giao dịch của ngân hàng này là Ebele Emelumadu bị phạt 10.000USD. Trong 6 tháng đầu năm 2011, giá dầu thô ở Hoa Kỳ tăng vọt từ 91USD/thùng lên 114,83USD/thùng, mà nhiều người tin rằng một phần do các giao dịch wash trade của JPMorgan và một số ngân hàng khác.

Các ông chủ ngân hàng được mô tả như những ông trùm mafia. (Minh họa: Rollingstone.com).

Các ông chủ ngân hàng được mô tả như những ông trùm mafia. (Minh họa: Rollingstone.com).

Với công nghệ điện toán ngày càng phái triển, các ngân hàng và đại công ty càng có thêm phương tiện để thao túng thị trường thông qua giao dịch tốc độ cao (high-frequency trading). Hiện nay, có tới 84% giao dịch chứng khoán ở Hoa Kỳ là giao dịch tốc độ cao thực hiện bằng vi tính, chỉ 16% do con người.

Không bao giờ kết thúc

Giới chuyên gia tin rằng các ngân hàng sẽ tiếp tục thao túng các thị trường toàn cầu trừ khi tất cả lãnh đạo của họ bị bắt giam vì gian lận. Bởi lẽ, theo nhà kinh tế đoạt giải Nobel Joseph Stiglitznoted, hệ thống pháp luật hiện nay trên thế giới vẫn dung túng các ngân hàng lớn, giúp họ có thể gian lận thường xuyên để trục lợi lớn, sau đó chỉ cần trả một ít tiền phạt là xong.

Chẳng hạn, cơ quan kiểm soát tài chính Thụy Sĩ (FINMA) đã ra lệnh cho ngân hàng lớn nhất nước là UBS phải trả 134 triệu franc (139 triệu USD) tiền phạt vì những “vi phạm nghiêm trọng” cả trong giao dịch ngoại hối và kim loại quý, đồng thời áp mức trần tiền thưởng cho giao dịch viên của ngân hàng này tối đa gấp 2 lần mức lương căn bản trong 2 năm.

Số tiền phạt này chẳng thấm vào đâu so với những lợi nhuận UBS kiếm được từ gian lận trong giao dịch ngoại hối và kim loại quý. Nó chỉ như tiền đỗ xe của một chiếc xe chở hàng buôn lậu. Và việc áp trần mức thưởng thực ra không thể tính là hình thức phạt.

Các tin khác