Thị trường tiền tệ: Kén chọn kênh đầu tư

ĐTTC số ra ngày 8-1 có bài: “Dòng vốn tín dụng - Chưa vào kênh cốt lõi, trọng yếu”, đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc, nhà đầu tư bày tỏ sự lo lắng về đầu ra của các ngân hàng. Nhưng liệu đầu vào trong năm 2015 có còn hấp dẫn? Bởi dù tiết kiệm vẫn vào ngân hàng, song với mức trần huy động lãi suất 5,5%/năm chưa hẳn đã hấp dẫn tiền nhàn rỗi. Vì thế khó có thể điều chỉnh giảm thêm lãi suất đầu vào, nhất là khi bất động sản, chứng khoán ấm lên, tỷ giá theo xu hướng điều chỉnh tăng nhẹ, còn vàng khả năng giảm tiếp.

ĐTTC số ra ngày 8-1 có bài: “Dòng vốn tín dụng - Chưa vào kênh cốt lõi, trọng yếu”, đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc, nhà đầu tư bày tỏ sự lo lắng về đầu ra của các ngân hàng. Nhưng liệu đầu vào trong năm 2015 có còn hấp dẫn? Bởi dù tiết kiệm vẫn vào ngân hàng, song với mức trần huy động lãi suất 5,5%/năm chưa hẳn đã hấp dẫn tiền nhàn rỗi. Vì thế khó có thể điều chỉnh giảm thêm lãi suất đầu vào, nhất là khi bất động sản, chứng khoán ấm lên, tỷ giá theo xu hướng điều chỉnh tăng nhẹ, còn vàng khả năng giảm tiếp.

USD tăng, vàng sẽ giảm

Sự hồi phục của đồng USD cùng với giá dầu đi xuống đã tác động tiêu cực lên thị trường vàng. Giá vàng đã liên tục giảm trong những ngày cuối năm và đang nằm ở vùng giá khá thấp, xoay quanh 1.195USD/ounce.

Ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc VGB, cho rằng vàng giảm mạnh gần đây do chỉ số Dollar Index tăng rất cao, gần 90 điểm, trong khi các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ tương ứng như EUR, yen Nhật mất giá so với USD. Các dự báo đưa ra: khả năng FED sớm điều chỉnh lãi suất trong thời gian tới, tác động tích cực lên sức khỏe của USD.

Trong bối cảnh thị trường hiện nay, về ngắn hạn người có tiền gửi tiết kiệm, nhưng vẫn luôn có ý đồ đầu tư bất động sản nếu diễn biến thị trường thuận lợi. Với những khách hàng có tiền nhàn rỗi và không muốn mạo hiểm, kênh tiết kiệm vẫn là sự lựa chọn thích hợp.

TS. Lê Thẩm Dương,
Trường ĐH Ngân hàng TPHCM

 Xu hướng đó đã bắt đầu khi nhìn vào một số đồng tiền trong khu vực như baht Thái hoặc peso có sự giảm giá và ngay cả VNĐ cũng có xu hướng này khi tỷ giá có dấu hiệu nhích lên thời gian gần đây. Nhưng sự hồi phục của đồng USD cùng với giá dầu giảm chính là yếu tố tác động làm cho giá vàng mất sự hỗ trợ.

Tuy nhiên, theo ông Hải, vàng sẽ giảm tới đâu và khả năng có xuyên thủng đáy 1.000USD/ounce hay không chưa có cơ sở để dự báo, còn tùy theo cơ cấu danh mục của giới đầu cơ, đầu tư tài chính. Có thể trong xu hướng giảm của giá vàng không loại trừ những con sóng nhỏ xảy ra vàng sẽ tái tăng, song trong xu thế dài hạn vàng vẫn nằm trong vùng giảm giá.

Tuy vàng trong nước đang ở vùng giá thấp so với 1 năm trước, nhưng do độ vênh đến 5-6 triệu đồng/lượng so với giá thế giới đã làm nản lòng các nhà đầu tư, đầu cơ lớn cũng như nhỏ lẻ không muốn mua vàng để tích trữ như trước. Mặt khác, nguồn cung vàng trên thị trường hiện nay rất ít.

Theo giới kinh doanh vàng, những người có tiền đã mua vàng ở mức giá cao 38-40 triệu đồng/lượng trong 2-3 năm trước, hiện vàng giảm xuống 34,5-35 triệu đồng/lượng, họ thấy lỗ nên chưa có ý định bán và chuyển trạng thái sang đầu tư kênh khác. Bởi về nguyên tắc, nếu nhà đầu tư mua vàng để cắt lỗ sẽ mua theo sát với giá thế giới.

Tính theo giá thế giới, vàng SJC hiện khoảng 31-32 triệu đồng/lượng, nếu có được giá này chắc chắn lực cầu thị trường sẽ rất lớn vì nhà đầu tư, đầu cơ mua để cân bằng ở vùng giá cao trước đây. Thêm vào đó, các nhà đầu tư lo ngại mua vàng lúc này khó đoán được chính sách điều hành thị trường vàng của NHNN trong thời gian tới sẽ ra sao, thay đổi thế nào khi dự trữ ngoại hối tăng, vàng thế giới giảm. Như vậy, đầu tư vào vàng có những rủi ro khó lường, dù vàng được dự báo sẽ vẫn theo chiều hướng giảm thêm.

Cẩn trọng bất động sản, chứng khoán

Trong khi đó, bất động sản dù đã giảm xuống mức khá thấp, nhưng thị trường vẫn thất thường và thiếu yếu tố bền vững, chưa thể kỳ vọng sớm tăng trở lại. Riêng với kênh đầu tư chứng khoán hiện thu hút nhiều nhà đầu tư, nhưng rủi ro vẫn rình rập, nhất là trước sức ép đồng USD tăng trở lại, khối ngoại bán ròng.

Như vậy, so với kênh gởi tiết kiệm, chứng khoán, bất động sản có độ rủi ro cao hơn, nhất là khi thị trường chưa ổn định và tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chứng khoán được bù đắp bởi tỷ suất lợi nhuận tốt hơn, nhất là khi lãi suất tiết kiệm hiện chỉ còn 5,5%/năm cho kỳ hạn ngắn từ 5 tháng trở xuống và kỳ hạn dài cũng chỉ dao động 7-8%/năm.

Việc NHNN chính thức điều chỉnh tăng thêm 1% tỷ giá được đánh giá có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu. Hiện tại tiền đồng tương đối ổn định, vì vậy NHNN can thiệp thị trường khi cần thiết và đang tích cực dự trữ ngoại hối. Mặt khác, dòng tiền thuần vào Việt Nam vẫn dương, do đó tỷ giá khó có thể biến động nhiều trong thời gian tới.

Ông Trần Thanh Hải,
Tổng giám đốc VCB

Theo đánh giá của TS. Lê Thẩm Dương (Trường Đại học Ngân hàng TPHCM), ngoài tiết kiệm có thể xem xét mua bất động sản có giá phù hợp. Còn chuyên gia tài chính-ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, chu kỳ tăng của bất động sản trong vòng ít nhất khoảng 6 năm. Bất động sản xuống từ những năm 2010-2011 và hiện đang ở trong vùng “đáy” của nó.

Vì thế, với bất động sản có thể kỳ vọng hồi phục trong 2-3 năm nữa. Thị trường bất động sản và nền kinh tế luôn song hành với nhau. Một khi kinh tế hồi phục nhanh, thị trường bất động sản cũng sẽ phát triển rất mạnh.

Bất động sản bao giờ cũng đi sau kinh tế vĩ mô, nhưng ngược lại khi đến chu kỳ giảm, bất động sản lại giảm khá mạnh trước khi kinh tế vĩ mô đi xuống. Vì thế, TS. Hiếu kỳ vọng với tình hình kinh tế vĩ mô đang ấm dần lên có thể bất động sản có cơ hội để hồi phục 2-3 năm tới.

Trong khi đó, TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, cho rằng thị trường bất động sản Việt Nam đã méo mó quá nặng trong một thời gian dài, bong bóng giá bất động sản được đẩy lên khá cao trong nhiều năm. Vì thế, đừng kỳ vọng tan băng trong thời gian ngắn mà ít nhất mất khoảng 2-3 năm nữa mới có thể hồi phục. Với chứng khoán, cũng khá mạo hiểm cho nhà đầu tư, nhất là với nhà đầu tư nhỏ, lẻ trước tình hình hiện nay.

Vì thế, theo TS. Lịch tiết kiệm vẫn sẽ là kênh được nhiều người lựa chọn khi lạm phát xuống thấp, nhất là khi lãi suất tiền gửi tiết kiệm khó giảm so với mặt bằng niêm yết hiện nay.

TS. Lê Đạt Chí, Trưởng bộ môn đầu tư tài chính Trường Đại học Kinh tế TPHCM, lưu ý: “Những người đang gửi tiết kiệm không nên chuyển sang đầu tư chứng khoán. Hiện giờ không phải lúc đầu tư chạy theo phong trào như cách đây nhiều năm. Dù năm 2015 kinh tế vĩ mô có tốt hơn, các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản hay vàng đều có khả năng tăng trưởng và suy giảm nên nhà đầu tư cá nhân phải lựa chọn kỹ lưỡng để giảm thiểu rủi ro”.

Lãi suất tiết kiệm còn thực dương?

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm được ngân hàng giảm sâu ngay sau khi NHNN điều chỉnh trần lãi suất huy động về 5,5%/năm cuối năm 2014. Điều này đang khiến người tiêu dùng có tiền nhàn rỗi băn khoăn trong việc tìm bến đậu cho đồng vốn, nhất là trước bối cảnh các kênh đầu tư khác đang ảm đạm. Nhưng theo các chuyên gia kinh tế - tài chính, gửi tiết kiệm hiện nay người gửi tiền vẫn được hưởng lãi suất thực dương.

Kể từ khi NHNN chính thức điều chỉnh trần lãi suất về 5,5%/năm đối với tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn dưới 6 tháng, lãi suất tiền gửi tiết kiệm phổ biến được các ngân hàng áp dụng ở mức 4-5,5%/năm cho kỳ hạn 1-5 tháng và 6-7%/năm cho kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Mức cao nhất được áp dụng tại một số ngân hàng nhỏ 7,4-8,2%/năm.

TS. Lê Thẩm Dương cho rằng mặc dù lãi suất giảm, gửi tiết kiệm lúc này người gửi tiền vẫn được hưởng mức lãi suất thực dương, song có thể mức thực dương đó không còn cao như trước đây. Nhưng trước tình hình các kênh đầu tư khác đang ảm đạm tiền gửi tiết kiệm vẫn đạt được thanh khoản, dù không lớn nhưng không bị áp lực, có bao nhiêu gửi bấy nhiêu.

Chuyên gia tài chính - ngân hàng, TS. Cấn Văn Lực nhận định lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, dự báo dư địa để giảm lãi suất vẫn còn nhưng khó có thể giảm mạnh trong thời gian tới, đồng thời khó tái tăng mạnh trở lại.

Vì thế, xu hướng của khách hàng hiện nay là chọn kỳ hạn tiền gửi dài ngày, thay vì ngắn hạn như trước. Chính điều này sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho phía ngân hàng trong việc cơ cấu nguồn vốn cho vay trung, dài hạn.

Ông Glenn Maguire, Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của ANZ, cho rằng nếu lạm phát của Việt Nam tiếp tục giảm sẽ tạo dư địa cắt giảm lãi suất tiết kiệm, nhưng lãi suất tiền gửi vẫn duy trì lãi suất thực dương “So với lạm phát 4-5%, lãi suất tiền gửi 5-6%/năm vẫn cao hơn, đó là chưa kể các kỳ hạn tiết kiệm dài ngày từ 12 tháng trở lên nhiều ngân hàng vẫn áp dụng 7,5-8%/năm” - ông Glenn nói.

Gửi tiết kiệm vẫn là kênh an toàn dù lợi nhuận thấp. Ảnh: LONG THANH

Gửi tiết kiệm vẫn là kênh an toàn dù lợi nhuận thấp. Ảnh: LONG THANH

Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn cũng cho rằng hiện nay gửi tiền vào ngân hàng vẫn là lựa chọn ưu tiên của nhiều người dân vì ít rủi ro và khi so sánh với những kênh đầu tư khác, lợi nhuận cũng có thể tương đương.

Thí dụ nếu có 1 tỷ đồng và gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, lãi suất nhận được 6-6,5%/năm, tương đương 60-65 triệu đồng/năm. Nếu với số tiền đó có thể mua được một căn hộ vùng ven, giá cho thuê tối đa chỉ khoảng 4 triệu đồng/tháng, tương đương 48 triệu đồng/năm.

Các tin khác