Người sáng tạo không bằng người biên soạn?

Sau 5 lần làm việc với Nhà xuất bản Giáo Dục không đạt được thỏa thuận khả quan về bản quyền dành cho những tác phẩm được chọn in trong sách giáo khoa, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam (VCCL) quyết định tổ chức hội thảo “Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học” tại Hà Nội, để lấy ý kiến những người có quyền lợi liên quan.

Sau 5 lần làm việc với Nhà xuất bản Giáo Dục không đạt được thỏa thuận khả quan về bản quyền dành cho những tác phẩm được chọn in trong sách giáo khoa, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam (VCCL) quyết định tổ chức hội thảo “Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học” tại Hà Nội, để lấy ý kiến những người có quyền lợi liên quan.

Đã quá mệt mỏi sau 7 tháng đôi co với Nhà xuất bản Giáo Dục, VCCL đề nghị các tác giả cùng đưa ra cách giải quyết khác. 2 giải pháp được VCCL gợi ý. Thứ nhất, làm công văn thông báo cho Nhà xuất bản Giáo Dục dừng đàm phán, kiến nghị gửi Bộ Giáo dục-Đào tạo và các cấp cao hơn. Thứ hai, không dừng đàm phán nhưng vẫn thu tiền tác quyền theo Nghị định 18. Còn giai đoạn từ năm 2014 trở về trước đề nghị các cơ quan xử phạt Nhà xuất bản Giáo Dục về hành vi xâm phạm bản quyền. Và từ đợt xuất bản tới, yêu cầu Nhà xuất bản Giáo Dục phải có công văn xin phép các nhà văn được sử dụng tác phẩm, nói rõ sử dụng tiền tác quyền sẽ trả như thế nào. Nếu tác giả có tác phẩm trong sách giáo khoa đồng ý mới được lấy, không đồng ý vẫn sử dụng là phạm pháp.

Hầu hết các tác giả hoặc thân nhân đại diện cho các tác giả đều cho rằng, bản quyền sách giáo khoa cần được thực thi sòng phẳng, chứ không thể giống như một thái độ “ban ơn”. VCCL thống kê, trong bộ sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 12 có 648 tác phẩm văn học. Nếu áp dụng mức bản quyền cực rẻ do chính Nhà xuất bản Giáo Dục đưa ra, mỗi năm đơn vị này cũng chỉ trả khoản tiền khoảng 100 triệu đồng cho cả bộ sách giáo khoa Tiếng Việt.

Lâu nay, Nhà xuất bản Giáo Dục vẫn trả cho người biên soạn sách 500.000 đồng/tiết học, nhưng lại không ngó ngàng đến quyền lợi các tác giả trong sách giáo khoa. Thí dụ, cuốn Tiếng Việt lớp 5 có 170 tiết học, người biên soạn sẽ được nhận thù lao trọn gói 85 triệu đồng, nhưng phải trả thế nào để thể hiện tính công bằng với những người đã trực tiếp sáng tạo ra từng tác phẩm?

Giờ đây, khi ý thức bản quyền được khơi dậy, nhiều người mới vỡ lẽ về sức lao động của mình đã bị Nhà xuất bản Giáo Dục lãng quên suốt thời gian dài.

Các tin khác