Vật lộn nghiên cứu công nghệ

Khoa học - công nghệ (KH-CN) được xem là nhân tố quyết định nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa. Thế nhưng có một thực tế, không ít máy móc, thiết bị do DN nghiên cứu xong phải trùm mềm vì thiếu vốn. Số khác chủ động đi mua công nghệ nhưng chẳng biết tìm ở đâu.

Khoa học - công nghệ (KH-CN) được xem là nhân tố quyết định nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa. Thế nhưng có một thực tế, không ít máy móc, thiết bị do DN nghiên cứu xong phải trùm mềm vì thiếu vốn. Số khác chủ động đi mua công nghệ nhưng chẳng biết tìm ở đâu.

Nghiên cứu rồi để đấy

Ông Tôn Thất Hoàng Hải, Giám đốc Công ty TNHH Giải Thoát, cho biết đã bỏ gần 8 năm nghiên cứu, sản xuất các thiết bị cứu hộ ở các tòa nhà cao tầng để cho ra đời hệ thống thang dây, thang máy không dùng điện có thể lên cao đến 40-50 tầng. Thời điểm ra mắt, báo cáo nghiên cứu khoa học, các kết quả thử nghiệm cho thấy thang máy có thể đưa trọng tải lên đến cả tấn, chuyên chở một lúc 10 người và các thiết bị cho ngành an ninh, quân đội cứu hộ người già, trẻ em khi xảy ra sự cố hỏa hoạn.

Ông Hải thành lập Công ty TNHH Giải Thoát với mong muốn sớm đưa công nghệ ra thị trường. Song song đó, ông cũng mời gọi nhà đầu tư tìm hiểu, hợp tác bắt tay sản xuất sản phẩm. Thế nhưng, gặp thời buổi kinh tế khó khăn, công nghệ ông nghiên cứu là sản phẩm chuyên dụng, ít thu lợi cao trong ngắn hạn nên các nhà đầu tư không mặn mà. Không có vốn, để duy trì sự tồn tại của công ty, ông Hải phải xoay xở đủ việc từ đi dạy, nghiên cứu theo đặt hàng của người khác, sản xuất khóa xe máy chống chìa vạn năng, khóa cửa an toàn...

Hiện có 2 quỹ đầu tư là Dragon Capital và DFJVinaCapital quan tâm tới hoạt động đầu tư cho KH-CN trong DN. Theo đó, quỹ sẵn sàng đầu tư cho các DN có nhu cầu đổi mới công nghệ hoặc các DN mới khởi nghiệp. Nếu có nhu cầu kêu gọi vốn đầu tư, chỉ cần DN lập kế hoạch và gửi về DFJVinaCapital, quỹ sẽ có bộ phận tiếp nhận và phản hồi trong thời gian sớm nhất.

Ông Phạm Hồng Quất,
Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và DN KH-CN

Không chỉ Công ty Giải Thoát, Công ty Giống cây trồng miền Nam, DN trong lĩnh vực nông nghiệp, cũng gặp khó khi thương mại hóa sáng chế. Mới đây, một DN sản xuất cơ giới nông nghiệp chua chát cho biết, theo khảo sát đồng ruộng ĐBSCL cần 10.000-12.000 máy gặt đập liên hợp để đẩy nhanh tỷ lệ cơ giới hóa trong thu hoạch.

Nhiều máy gặt đập của nước ngoài đưa vào ĐBSCL sử dụng sau một thời gian đã lộ nhiều hạn chế, nguyên nhân chính bởi không thích nghi với đồng ruộng, giá cao. Trong khi đó, nhiều nông dân, DN trong vùng dù đã nghiên cứu, chế tạo thành công máy gặt đập liên hợp có khả năng ứng dụng thực tiễn nhưng do thiếu vốn sản xuất đại trà, chưa được cơ quan chức năng chuẩn hóa nên nghiên cứu vẫn nằm trong kho.

Một cuộc khảo sát nhu cầu thực tế của DN các tỉnh khu vực ĐBSCL do Trung tâm Thông tin KH-CN TPHCM thực hiện mới đây cho thấy, nông dân và DN ĐBSCL thiếu trầm trọng máy móc phục vụ sản xuất. Việc ứng dụng công nghệ và thiết bị sau thu hoạch còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng nông sản chưa đạt tiêu chuẩn hoặc hư hỏng, tổn thất giá trị các loại nông sản lớn.

Nhưng chính Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL Lê Văn Bảnh cũng chua chát rằng khi có nhu cầu không biết tìm kiếm công nghệ ở đâu. Đến nay sau 5 năm, TPHCM mới có 14 DN được chứng nhận là “DN KH-CN”. Tất cả đều đang hoạt động rất khiêm tốn, chờ đợi những ưu đãi trở thành hiện thực.

Khó tiếp cận vốn Quỹ đầu tư mạo hiểm

Vừa qua, liên bộ Bộ Tài chính-KH-CN đã ban hành Thông tư liên tịch 79/2014/TTLT-BTC-BKHCN quy định quản lý tài chính Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020. Trong đó, nhiệm vụ hỗ trợ đầu tư sản xuất sản phẩm theo công nghệ mới, công nghệ tiên tiến; đổi mới công nghệ cho ngành nghề, làng nghề truyền thống, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp, Thông tư nêu rõ hỗ trợ tối đa 50% tổng mức kinh phí đầu tư (không bao gồm giá trị còn lại hoặc chi phí khấu hao trang thiết bị, nhà xưởng đã có vào tổng mức kinh phí đầu tư) thực hiện hoạt động sản xuất thử nghiệm.

Đối với các dự án sản xuất thử nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp triển khai trên địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn được hỗ trợ tối đa đến 70% tổng mức kinh phí đầu tư toàn bộ dự án… Bên cạnh đó, Quỹ phát triển KH-CN được thành lập ở mỗi địa phương cũng lên đến hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên, không mấy DN tiếp cận được nguồn vốn này.

Nghiên cứu công nghệ để ứng dụng vào sản xuất ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập.

Nghiên cứu công nghệ để ứng dụng vào sản xuất ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập.

Theo phản ánh, để vay được vốn DN phải khai báo chi tiết về công nghệ, mô tả sáng chế nên rất dễ bị đánh cắp thông tin, quy trình công nghệ, vi phạm sở hữu trí tuệ. Mặc dù đã được bảo hộ, nhưng hiện nay việc xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ bản quyền ở nước ta còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe.

Chia sẻ về trăn trở này, bà Ngô Thị Hoàng Mai, Phó Giám đốc Công ty Nước mắm Liên Thành, tâm sự khi tìm kiếm nguồn vốn, chỉ cần nghe thấy thông tin phải công bố nghiên cứu khoa học của mình hầu hết các đơn vị đều lắc đầu. “Sáng chế là cái quan trọng nhất của công ty. Đó là thế mạnh để DN có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trên thương trường khắc nghiệt. Nếu mất ưu thế cạnh tranh, DN có thể phải phá sản. Điều đó đồng nghĩa họ từ chối trở thành DN KH-CN dù các ưu đãi đang chờ sẵn” - bà Mai cho biết.

Ông Ngô Đức Hòa, Chủ tịch HĐQT Công ty May quốc tế Thắng Lợi, chia sẻ dù Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay nhưng các DN vẫn không vay được vốn ở các ngân hàng thương mại vì điều kiện cho vay quá khó khăn.

Còn ông Mai Đình Kiêm, Giám đốc Công ty Thảm thêu Len Sài Gòn, cho biết từ đầu năm đến nay đã nhận nhiều đơn hàng xuất khẩu thảm. Công ty đã làm thủ tục vay 5 tỷ đồng để mở rộng nhà xưởng, dây chuyền tăng năng lực sản xuất. Nhưng lãi suất ngân hàng đưa ra đến 13%/năm, quá sức chịu đựng của công ty nên kế hoạch mở rộng nhà xưởng đành gác lại.

Các tin khác