Giải mã nguồn cung

Ngày 17-12, TTCK đã có một phiên giảm cực mạnh khi VN Index từ 535 điểm giảm 17 điểm còn 518 điểm; HNX Index từ 82 điểm giảm xuống 80 điểm. Lực bán ra không chỉ nằm ở những CP có liên quan đến giá dầu giảm mà lan rộng cả thị trường.

Ngày 17-12, TTCK đã có một phiên giảm cực mạnh khi VN Index từ 535 điểm giảm 17 điểm còn 518 điểm; HNX Index từ 82 điểm giảm xuống 80 điểm. Lực bán ra không chỉ nằm ở những CP có liên quan đến giá dầu giảm mà lan rộng cả thị trường.

Trong phiên giao dịch này có những CP thậm chí còn được hưởng lợi từ giá dầu giảm hoặc chẳng liên quan gì tới giá dầu nhưng cũng bị bán đến mức lộ cả giá sàn, tức là chỉ cách giá sàn chút ít. Tại sao lại có hiện tượng này?

Nhìn lại thị trường từ đầu quý IV đến nay sẽ thấy có ít nhất 3 đợt điều chỉnh mạnh và tương ứng sẽ có 3 đợt bắt đáy. Vấn đề nằm ở chỗ những đợt bắt đáy trước đều không thành công vì sau khi bật được vài phiên CP lại tiếp tục giảm, đặc biệt là nhóm dầu khí. Điều này khiến NĐT phải cắt lỗ, còn những ai sử dụng margin để bắt đáy tình thế còn nghiêm trọng hơn khi buộc phải bán để cân bằng trạng thái.

Như vậy, nếu danh mục của NĐT bao gồm CP dầu khí và một số CP khác thì dù những CP này không giảm nhưng việc CP dầu khí lao dốc cũng khiến cho danh mục giảm giá trị và động thái bán ra phải được tính đến. Trường hợp khác là dù danh mục không có CP dầu khí, nhưng việc giá CP trong một thời gian dài không tăng, lại xuất hiện tín hiệu bán tháo có thể xuất hiện lựa chọn… bán luôn cho an toàn.

So với giai đoạn hồi tháng 5, TTCK quý IV diễn biến theo chiều hướng khó chịu hơn nhiều. Nếu như tháng 5 TTCK giảm mạnh rồi lại tăng mạnh lập tức, cộng với thanh khoản lớn, NĐTNN mua ròng, thì thị trường thời gian gần đây giảm chậm hơn, nhưng cửa tăng cũng hẹp lại, NĐTNN không tham gia nhiều, cơ hội cũng ít đi. Có thể nói, TTCK trong quý IV-2014 đã thử thách tinh thần và sự kiên nhẫn của NĐT quá nhiều và việc nhiều NĐT không chịu nổi sức ép buộc phải bán ra CP cũng là điều dễ hiểu.

Trở lại với những phiên giao dịch tuần rồi, về bên bán khả năng các NĐT lớn bao gồm NĐTNN và NĐT VIP bán ra cũng có nhưng không cao. Một số blue chip đã giảm đến 30-40%, trong khi chỉ cần CP giảm 10-20% là NĐT tổ chức có thể tiến hành cắt lỗ. Cho đến thời điểm này, mức giá của nhiều CP và thậm chí điểm số của VN Index đã giảm về gần mức đầu năm, nghĩa là đã rất rẻ. Đây thậm chí là cơ hội mua vào, mua một cách thoải mái nên khả năng bán đáy là khó xảy ra.

Như vậy, giả thiết về bên bán sẽ xoay sang NĐT cá nhân. Nếu lập luận một cách thông thường, chứng kiến TTCK giảm mạnh trong thời gian qua, NĐT cá nhân tất yếu sẽ e ngại nên càng giảm họ càng hướng ra theo kiểu: Thị trường thế này, ai còn dám đầu tư nữa.

Trong bối cảnh chung của TTCK năm 2014 không ít NĐT đã thắng đậm, dẫn đến nguồn vốn tích lũy gia tăng, chưa kể TTCK những năm qua diễn biến tích cực nên niềm tin được củng cố. Vì vậy, NĐT cá nhân cũng rất mạnh dạn trong việc bắt đáy và chấp nhận nắm giữ CP lâu hơn. Nhưng ở đây có thể xuất hiện những trường hợp ngoại lệ.

Nếu sử dụng margin để bắt đáy trong khoảng 3 tháng qua và nếu là CP dầu khí thua sẽ nhiều hơn thắng, lỗ nhiều hơn lãi. Sau những đợt “bắt đáy tổng lực” và thua lỗ như vậy, NĐT sẽ buộc phải bán ra. Thua lỗ một mặt có thể khiến cho người này e dè, nhát tay nhưng mặt khác cũng lại khơi dậy kỳ vọng gỡ gạc. Nếu xem việc đánh chứng khoán như đánh bạc tất yếu càng lỗ sẽ càng muốn gỡ lại mà thường càng gỡ lại càng thua.

Đề cập đến vấn đề giải chấp của các CTCK, dù phạm vi có thể diễn ra trên một số nhóm CP nhất định. Nếu như một NĐT bình thường còn nhìn nhận được CP này giá rẻ, CP kia giá đáy thì CTCK cũng nhìn ra được và có thể khuyến nghị bắt đáy thận trọng.

Nhưng trong trường hợp NĐT quá máu, tăng thêm margin để tăng lợi nhuận câu chuyện sẽ khác đi. CP mới tạo đáy vài hôm trước, hôm sau đã lại xuất hiện đáy mới thấp hơn và nếu CTCK nào thiết lập hệ thống giải chấp tự động tài khoản của NĐT sẽ lập tức bị bán ra. Trong trường hợp CTCK có nhiều khách cùng “đánh” chung một CP, rõ ràng sức ép giải chấp là không nhỏ. 

Ảnh: LONG THANH

Ảnh: LONG THANH

Cuối cùng, không thể bỏ qua giả thiết về khả năng xuất hiện những động thái theo kiểu đục nước béo cò để “ép” giá CP đã rẻ còn phải rẻ hơn, giảm mạnh để mua giá sàn. Giả sử, một CP mỗi phiên khớp khoảng vài trăm ngàn đơn vị chỉ cần một số NĐT nắm giữ vài triệu CP có thể tung hàng giá thấp, ép NĐT bán sàn rất dễ dàng.

Sau khi CP về giá sàn hôm nay hôm sau chỉ cần có lệnh mua giá tham chiếu, nhiều người sẽ e ngại bán ra. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến cho những CP chẳng liên quan gì nhiều đến giá dầu lại giảm bất chấp vẫn hoạt động bình thường. Liên quan đến các động thái này, một số NĐT trong lúc khó khăn cũng đã có cách đánh với lượng CP sẵn có trong tay.

Chẳng hạn, hôm nay tiến hành bắt đáy, hôm sau chỉ cần CP lên trần lập tức NĐT sẽ có hàng để bán ra thu lời 7-10%. Thậm chí nếu bắt đáy hôm nay, hôm sau CP giảm tiếp cũng có sẵn CP để sửa sai, bán ra nhằm giảm thiểu thua lỗ. Đó là những lý do lượng hàng thường rất dồi dào trong những ngày vừa qua và kết luận cuối cùng: Khi TTCK giảm, lượng cung hàng hóa có thể xuất hiện bất thường, bất ngờ mà không có lý do nào có thể chống đỡ được.

Các tin khác