Chương mới giao thương Cuba-Hoa Kỳ

Khắp thế giới hoan nghênh việc Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và người đồng cấp Cuba, Raul Castro, đồng ý hủy bỏ lệnh cấm vận thương mại lâu đời nhất thế giới. Động thái này chắc chắn sẽ mở ra một chương mới trong giao thương của 2 nước, và đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang khó khăn.

Khắp thế giới hoan nghênh việc Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và người đồng cấp Cuba, Raul Castro, đồng ý hủy bỏ lệnh cấm vận thương mại lâu đời nhất thế giới. Động thái này chắc chắn sẽ mở ra một chương mới trong giao thương của 2 nước, và đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang khó khăn.

Được áp đặt từ năm 1960, lệnh cấm vận Cuba của Hoa Kỳ khiến nền kinh tế đảo quốc này gặp nhiều khó khăn trong hàng thập niên qua. Báo cáo hàng năm của Liên Hợp Quốc về Cuba công bố hồi tháng 9 ước tính đảo quốc này bị thiệt hại khoảng 3,1 tỷ USD thương mại nước ngoài trong năm 2013 chỉ vì lệnh cấm vận này. Trong khi đó, Havana ước tính con số lớn hơn rất nhiều: 116,8 tỷ USD. Rõ ràng, sự thay đổi trong chính sách của Hoa Kỳ sẽ là một cơ hội kinh tế rất lớn cho Cuba, cũng như rất nhiều doanh nghiệp ở Hoa Kỳ.

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Cuba đứng thứ 108 trong bảng xếp hạng các nước xuất khẩu hàng hóa trên thế giới năm 2013, chỉ chiếm 0,03% xuất khẩu hàng hóa toàn cầu. Nền kinh tế đảo quốc trong vài thập niên gần đây càng khó khăn hơn sau sự sụp đổ của Liên bang Xô viết. Các dữ liệu cho biết mãi đến gần đây Cuba mới xuất khẩu bằng thời điểm trước khi Liên Xô sụp đổ.

Từ năm 2001, các công ty Hoa Kỳ được phép xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp vào Cuba. Kể từ đó, thương mại đã tăng vọt và Hoa Kỳ hiện nay là một nguồn cung cấp chính các loại ngũ cốc và thực phẩm khác cho Havana.

Tuy nhiên, cấm vận khiến việc buôn bán vô cùng khó khăn và xuất khẩu đã thực sự giảm trong những năm gần đây. Xuất khẩu chính của Havana hiện vẫn là hàng nông sản, và trong những năm gần đây Trung Quốc đã trở thành đối tác xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất của Cuba. Cũng cần lưu ý, các công ty Canada và châu Âu cũng đã làm ăn rất tốt với Cuba nhờ không bị cạnh tranh từ Hoa Kỳ.

Trong đó, Tây Ban Nha là nước dẫn đầu. Venezuela cũng là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Cuba nhờ sự thân thiết của Hugo Chavez với Fidel Castro. Thí dụ, trong chương trình "đổi dầu lấy bác sĩ", Caracas đã gửi 115.00 thùng dầu/ngày đến Havana để đổi lấy 30.000 bác sĩ, chiếm 40% tổng thương mại Cuba. Điều này tương đương một trợ cấp ngầm trị giá 2,7 tỷ USD/năm.

Kinh tế Cuba hiện vẫn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp.

Kinh tế Cuba hiện vẫn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp.

Rất khó dự đoán chính xác mối quan hệ kinh tế giữa Cuba và Hoa Kỳ trong tương lai. 2 nhà phân tích Hufbauer và Barbara Kotschwar của Viện Kinh tế quốc tế Peterson viết trong cuốn sách xuất bản hồi đầu năm nay rằng vẫn chưa rõ các nhà lãnh đạo Cuba muốn theo đuổi mô hình kinh tế nào, nên cần phải thận trọng.

Bởi lẽ doanh nghiệp nhà nước ở nước này rất lớn và có quan hệ mật thiết với quân đội và bộ máy quan liêu cố hữu của nó. Nhưng dù sao lệnh cấm vận đã được dỡ bỏ, rất có thể sẽ có nhiều cơ hội kinh tế đi kèm. Các nhà kinh tế của Viện Peterson tính ra rằng nếu không có cấm vận Cuba sẽ xuất khẩu gần 5,8 tỷ USD hàng hóa sang Hoa Kỳ vào năm 2011, trong khi Hoa Kỳ xuất khẩu trở lại 4,3 tỷ USD.

Tuy nhiên, vì có lệnh cấm vận nên thực tế Hoa Kỳ chỉ xuất khẩu sang Cuba 352 triệu USD (chủ yếu là nông sản) vào năm đó. Trong các điều khoản đi kèm việc mở cửa quan hệ, công dân Hoa Kỳ được nhập khẩu xì gà Cuba. Điều này có thể rất quan trọng đối với các nhà sản xuất xì gà Cuba. Đảo quốc này đã xuất khẩu 272 triệu USD xì gà, xì gà nén, xì gà nhỏ và thuốc lá trong năm 2013.

Thị trường lớn nhất là Tây Ban Nha, nhập khẩu gần 86 triệu USD xì gà Cuba vào năm ngoái. Việc dỡ bỏ cấm vận có thể giúp các nhà sản xuất xì gà Cuba xuất tới 100 triệu USD vào Hoa Kỳ mỗi năm.

Các tin khác