Châu Phi bất bình giới chủ Trung Quốc

“Chúng tôi không muốn làm việc với người Trung Quốc nữa. Chúng tôi đề nghị nhà nước tìm các đối tác khác. Ai cũng được, trừ người Trung Quốc” - đó là ý kiến của đại diện công nhân nhà máy đường Sucoma, ở  Morondava, Tây Madagascar. Họ đã thể hiện sự bất bình với giới chủ người Trung Quốc, đỉnh điểm là vụ biểu tình biến thành bạo loạn làm ít nhất 4 người thiệt mạng.

“Chúng tôi không muốn làm việc với người Trung Quốc nữa. Chúng tôi đề nghị nhà nước tìm các đối tác khác. Ai cũng được, trừ người Trung Quốc” - đó là ý kiến của đại diện công nhân nhà máy đường Sucoma, ở  Morondava, Tây Madagascar. Họ đã thể hiện sự bất bình với giới chủ người Trung Quốc, đỉnh điểm là vụ biểu tình biến thành bạo loạn làm ít nhất 4 người thiệt mạng.

Bạo động xảy ra khi nhân viên nhà máy đường Sucoma, một doanh nghiệp nhà nước được giao cho phía Trung Quốc quản lý, để tránh bị phá sản, tập trung biểu tình, phản đối việc bắt giữ 2 lãnh đạo công đoàn của họ sau các vụ đụng độ với cảnh sát hồi tháng 11.

Ông Bernard Jerome, một nhân viên của nhà máy Sucoma, cho biết: “Nhà máy đường Sucoma sử dụng tới 2.000 lao động lúc cao điểm và khoảng 700 lúc ít việc. Mâu thuẫn xuất phát từ việc nhân viên chán nản vì mức lương quá thấp, khoảng 30EUR/tháng. Họ bất bình về những ưu tiên cho cán bộ Trung Quốc, về sự lạm quyền, sách nhiễu và sức ép với người lao động địa phương. Từ nhiều tháng nay, công nhân đòi tăng lương và yêu cầu doanh nghiệp phải ký hợp đồng lao động theo đúng pháp luật với những người làm việc tạm thời”.

Đại diện doanh nghiệp Trung Quốc cho rằng đây là sự việc đáng tiếc do những kẻ gây rối kích động với ý đồ xấu, những thế lực chính trị thúc đẩy bạo loạn. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng lý do trên chỉ là cách giảm nhẹ thực tế chống Trung Quốc đang diễn ra tại Madagascar. Chuyện mức lương quá thấp, nhịp độ lao động căng thẳng, giới chủ Trung Quốc ngược đãi nhân viên - cội nguồn của sự bất bình - không chỉ xảy ra tại Madagascar.

Một bộ phim tư liệu mới được BBC phát sóng ngày 18-12 cho thấy ngay tại Trung Quốc, tình trạng bóc lột sức lao động cũng đang diễn ra. Bộ phim nói về tình trạng ép công nhân làm việc quá giờ tại các công ty lắp ráp sản phẩm của Công ty Apple tại Trung Quốc. Một trong những công ty bị nêu tên là Pegatron, có trụ sở ở Thượng Hải. Theo chính sách của Apple, công nhân chỉ làm việc 60 giờ/tuần. Trong khi đó, các công ty Trung Quốc bắt công nhân phải làm việc 18 tiếng/ngày, không có ngày nghỉ.

Trong khi đó, tại châu Phi, Trung Quốc bị cáo buộc đang thực hiện các chính sách thực dân tại châu lục này. Hồi tháng 2, chuyên gia nghiên cứu động vật, Jane Goodall, bên lề một hội nghị được tổ chức tại Đại học Witz de Johannesburg, Nam Phi, đã tố cáo các công ty Trung Quốc có mặt khắp nơi tại châu Phi để khai thác các tài nguyên mỏ, tìm kiếm các nguồn sừng tê giác, ngà voi.

“Trung Quốc đã làm như những gì các cường quốc thực dân đã làm. Họ muốn có nguyên liệu để phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, vơ vét tài nguyên thiên nhiên và để cho dân cư nơi đây ngày càng nghèo khổ hơn” - bà Goodall nói.

Biểu tình phản đối Trung Quốc tại Nicaragua.

Biểu tình phản đối Trung Quốc tại Nicaragua.

Không những vậy, Trung Quốc còn đưa người của mình sang định cư tại các quốc gia châu Phi theo hình thức đưa người lao động sang làm việc. Điều này khiến người dân địa phương vô cùng bất bình khi lao động Trung Quốc sang lấy hết việc làm của họ.

Và không chỉ có ở châu Phi, tâm lý chống Trung Quốc hiện đang xuất hiện ở Mỹ Latin, khu vực Trung Quốc đầu tư nhiều trong thời gian qua. Ngày 14-12, hàng ngàn người dân thủ đô Managua, Nicaragua đã xuống đường biểu tình phản đối dự án kênh đào Nicaragua do Trung Quốc đầu tư trị giá 50 tỷ USD.

Người biểu tình cầm biểu ngữ phản đối cho rằng dự án được khởi công vào ngày 22-12-2014 và dự kiến hoàn thành năm 2019 sẽ không đem lại lợi ích gì cho thế hệ con cái họ khi mà kênh đào được quản lý, vận hành bởi chủ đầu tư nước ngoài, lợi nhuận sẽ làm giàu cho người Trung Quốc. 

Các tin khác