Sức sống mới làng nghề

Hiện nay, Hà Nội có 1.350 làng nghề, trong đó có 244 làng nghề truyền thống với 47 nhóm nghề, tập trung ở các huyện Thanh Oai, Phú Xuyên, Chương Mỹ... Nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh trong hội nhập quốc tế, TP Hà Nội đã quy hoạch tổng thể phát triển nghề, làng nghề.

Hiện nay, Hà Nội có 1.350 làng nghề, trong đó có 244 làng nghề truyền thống với 47 nhóm nghề, tập trung ở các huyện Thanh Oai, Phú Xuyên, Chương Mỹ... Nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh trong hội nhập quốc tế, TP Hà Nội đã quy hoạch tổng thể phát triển nghề, làng nghề.

Theo đó, phấn đấu đến năm 2015, tỷ trọng sản xuất của các nghề, làng nghề chiếm 9% và đến năm 2030 chiếm 12% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn; tạo việc làm cho khoảng 800.000-1 triệu lao động nông thôn, trong đó tạo việc làm mới cho 200.000 lao động; phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 20-30 triệu đồng/năm vào năm 2015 và đạt 35-40 triệu đồng/năm vào năm 2020, 50-60 triệu đồng/năm vào năm 2030. Đến năm 2030 trên địa bàn có khoảng 1.500 làng có nghề, chiếm 65,3% số làng của TP.

Trong phương án phát triển làng nghề, quy hoạch sẽ ưu tiên phát triển các nghề, làng nghề mang giá trị truyền thống văn hóa. Tăng giá trị sản xuất nghề, làng nghề đến năm 2015 là 21.200 tỷ đồng; năm 2020 là 54.000 tỷ đồng và năm 2030 là 313.300 tỷ đồng. Trước mắt, Hà Nội sẽ ưu tiên khôi phục, bảo tồn 25 làng nghề đã có từ lâu đời nhưng đang có nguy cơ mai một, thất truyền, như sơn mài Đông Mỹ, nón lá Đại Áng, giấy sắc Nghĩa Đô, giấy dó Vân Canh, đúc đồng Ngũ Xá...

Sau gần 40 năm thống nhất đất nước, ngoại thành Hà Nội đang thay da, đổi thịt, những ngôi nhà mới thi nhau mọc lên, đường sá khang trang, sạch sẽ, trong đó có phần đóng góp không nhỏ từ các làng nghề truyền thống.

Nghệ nhân tương lai của làng nghề gốm sứ Bát Tràng. Đào tạo thợ trẻ chạm đồng tại phường đúc đồng Ngũ Xá, quận Ba Đình - 1 trong 4 nghề tinh hoa của Thăng Long xưa. Lụa Vạn Phúc, Hà Đông vẫn giữ được vẻ óng ả, mềm mại truyền thống. Làng nghề khảm trai ngàn tuổi Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên. Những nghệ nhân cuối cùng của Tranh Hàng Trống. Nghề làm tương truyền thống của làng cổ Đường Lâm vẫn được gìn giữ. Làng nghề da giày Phú Xuyên, huyện Chương Mỹ. Phiên chợ nón lá làng Chuông, huyện Thanh Oai - nét đẹp văn hóa xưa vẫn được gìn giữ. Sản phẩm mây tre lá của Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ đã xuất ngoại. 

Nghệ nhân tương lai của làng nghề gốm sứ Bát Tràng. 

Sức sống mới làng nghề ảnh 2 

Đào tạo thợ trẻ chạm đồng tại phường đúc đồng Ngũ Xá, quận Ba Đình -
1 trong 4 nghề tinh hoa của Thăng Long xưa. 

Sức sống mới làng nghề ảnh 3 

Lụa Vạn Phúc, Hà Đông vẫn giữ được vẻ óng ả, mềm mại truyền thống. 

 Sức sống mới làng nghề ảnh 4

Làng nghề khảm trai ngàn tuổi Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên. 

Sức sống mới làng nghề ảnh 5 

Những nghệ nhân cuối cùng của Tranh Hàng Trống.

Sức sống mới làng nghề ảnh 6

Nghề làm tương truyền thống của làng cổ Đường Lâm vẫn được gìn giữ.

Sức sống mới làng nghề ảnh 7 

Làng nghề da giày Phú Xuyên, huyện Chương Mỹ.

Sức sống mới làng nghề ảnh 8

Phiên chợ nón lá làng Chuông, huyện Thanh Oai - nét đẹp văn hóa xưa vẫn được gìn giữ.

Sức sống mới làng nghề ảnh 9

Sản phẩm mây tre lá của Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ đã xuất ngoại.

Các tin khác