Hợp tác hay bắt chước?

Sau bộ phim “Người cộng sự” hợp tác với Đài truyền hình TBS - Nhật Bản, những nhà làm phim của nước ta lại tiếp tục hợp tác với Tập đoàn CJ E&M của Hàn Quốc thực hiện bộ phim “Tuổi thanh xuân”. Đây là tín hiệu tích cực, nhiều người dự đoán có thể giúp phim truyền hình Việt Nam thoát ra khỏi tình trạng loay hoay và bế tắc hiện nay. Không chỉ liên kết đầu tư từng bộ phim, những tổ chức làm phim từ Nhật Bản và Hàn Quốc còn sẵn sàng trao tặng bản quyền để phát sóng những tác phẩm của họ trên kênh truyền hình quốc gia Việt Nam. Bên cạnh ý nghĩa giao lưu, họ cũng không hề giấu giếm ý định tạo ra làn sóng văn hóa của họ lên đời sống chúng ta. Bởi lẽ, sức mạnh văn hóa sẽ mở đường để thu hút khách hàng Việt Nam tin dùng thời trang, mỹ phẩm và bỏ tiền du lịch đến nước họ.

Sau bộ phim “Người cộng sự” hợp tác với Đài truyền hình TBS - Nhật Bản, những nhà làm phim của nước ta lại tiếp tục hợp tác với Tập đoàn CJ E&M của Hàn Quốc thực hiện bộ phim “Tuổi thanh xuân”. Đây là tín hiệu tích cực, nhiều người dự đoán có thể giúp phim truyền hình Việt Nam thoát ra khỏi tình trạng loay hoay và bế tắc hiện nay. Không chỉ liên kết đầu tư từng bộ phim, những tổ chức làm phim từ Nhật Bản và Hàn Quốc còn sẵn sàng trao tặng bản quyền để phát sóng những tác phẩm của họ trên kênh truyền hình quốc gia Việt Nam. Bên cạnh ý nghĩa giao lưu, họ cũng không hề giấu giếm ý định tạo ra làn sóng văn hóa của họ lên đời sống chúng ta. Bởi lẽ, sức mạnh văn hóa sẽ mở đường để thu hút khách hàng Việt Nam tin dùng thời trang, mỹ phẩm và bỏ tiền du lịch đến nước họ.

Trong thế giới phẳng, chẳng ai còn đủ thiện chí cho không ai thứ gì trên bình diện quốc gia. Tập đoànCJ E&M khẳng định tham vọng thành lập liên doanh sản xuất phim tại Việt Nam, để mỗi năm có thể ra mắt 3-5 bộ phim mang phong cách Hàn Quốc. Tương tự, một đối tác khác của Nhật Bản là Công ty Agro Pictures cũng đã cơ bản hoàn thiện kế hoạch cùng CTCP Phim truyện 1 bấm máy bộ phim “Cuộc sống mới” vào đầu năm 2015.

Rõ ràng, Việt Nam với dân số trẻ đang trở thành thị trường triển vọng cho những dự án văn hóa phát sinh nhiều lợi nhuận. Dù bảo thủ đến đâu, chúng ta vẫn phải thừa nhận trình độ làm phim của Việt Nam đang rất nghiệp dư và tạm bợ. Hợp tác làm phim là phương pháp gần như duy nhất để cải thiện công nghệ làm phim nước ta. Tuy nhiên, hợp tác để có một bộ phim Việt Nam chất lượng cao hơn, hay hợp tác để có một bộ phim lai căng lại là chuyện nhất thiết phải đắn đo.

Muốn có sản phẩm phim đậm chất Việt Nam, cần dựa trên nền tảng văn hóa, tinh thần Việt Nam. Hợp tác từng sản phẩm chỉ nên xem là tiền đề để có chiến lược lâu dài. Ngành làm phim nước ta đang thiếu và yếu về kỹ thuật lẫn nhân lực. Do đó, đào tạo đội ngũ làm phim trẻ trung và chuyên nghiệp mới thực sự quan trọng. Hai thập niên trước đây, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng bắt đầu như vậy, họ gửi những nhà làm phim năng động nhất sang Hollywood để học tập, và tạo điều kiện đầy đủ cho những người này phát huy những điều thu hoạch được từ công nghiệp điện ảnh Hoa Kỳ.

Hợp tác với nước ngoài, không phải bắt chước họ những thao tác vụn vặt, kỹ thuật kỹ xảo mà là học cách nhìn, cách nghĩ, cách làm mang tầm vóc quốc tế của họ.

Các tin khác