Nga - TTCK rẻ nhất

Cùng với việc giá đầu lao dốc, đồng rúp sụp đổ và triển vọng kinh tế u ám. Thị trường chứng khoán (TTCK) Nga bị xếp vào diện thị trường rẻ mạt nhất thế giới hiện nay, theo nghiên cứu của This Is Money.

Cùng với việc giá đầu lao dốc, đồng rúp sụp đổ và triển vọng kinh tế u ám. Thị trường chứng khoán (TTCK) Nga bị xếp vào diện thị trường rẻ mạt nhất thế giới hiện nay, theo nghiên cứu của This Is Money.

Xếp hạng của This Is Money dựa trên 3 chỉ số định giá đầu tư chính, viết tắt là CAPE, FY1 PE và PtB. Trong đó, CAPE là tỷ lệ giá/thu nhập tính theo chu kỳ. Tỷ lệ này được tính bằng cách lấy giá của thị trường (cổ phiếu) chia cho lợi nhuận bình quân của các công ty trong thị trường đó tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định, ở đây là 10 năm. FY1 PE là tỷ lệ giá cổ phiếu/doanh thu dự báo trong vòng 1 năm tới.

PtB là viết tắt của “price-to-book”, là tỷ lệ giá thị trường của cổ phiếu/giá trị sổ sách. Từ 3 chỉ số chính này, This Is Money đưa ra số điểm phần trăm cho từng thị trường, thị trường nào có số điểm càng cao thì càng đắt và ngược lại. Theo đó, TTCK Hoa Kỳ được xem là đắt nhất hành tinh, với 105 điểm.

Theo Bloomberg, chỉ số RTS Index của TTCK Nga đã lao dốc 44% trong năm nay. Tính đến ngày 17-11, giá trị vốn hóa cả TTCK Nga (531 tỷ USD) không bằng thị giá của 1 công ty Hoa Kỳ là Apple (669 tỷ USD).

Ngày 11-12, Nga đã phải nâng lãi suất lần thứ 5 kể từ đầu năm nay để cứu đồng rúp, từ 9,5% lên 10,5%/năm. Tuy nhiên, ngay sau tuyên bố nâng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nga, đồng rúp rớt giá xuống mức thấp chưa từng có trong lịch sử so với đồng USD, với 55,46 rúp đổi 1USD, thấp hơn 40% so với đầu năm.

Động thái tăng lãi suất này diễn ra chỉ 1 tuần sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin yêu cầu ngân hàng trung ương và chính phủ nước này phối hợp thực hiện các biện pháp mạnh để trừng trị giới đầu cơ và ổn định thị trường tiền tệ. Bên cạnh việc nâng lãi suất, Ngân hàng Trung ương Nga đã chi khoảng 80 tỷ USD để mua lại rúp nhằm giữ giá đồng tiền này.

Thị giá cả TTCK Nga không bằng Công ty Apple.

Thị giá cả TTCK Nga không bằng Công ty Apple.

Việc này khiến nguồn dự trữ ngoại hối của Moscow giảm mạnh 20% kể từ đầu năm, còn 416,2 tỷ USD, lớn hơn rất nhiều nước. Tuy nhiên, theo báo Economist, có đến 170 tỷ USD trong số này nằm trong 2 quỹ tài sản lớn là Quỹ Dự trữ (89 tỷ USD) và Quỹ Tài sản quốc gia (82 tỷ USD), mà tiền trong 2 quỹ này khó có thể rút ra trong một thời gian ngắn.

Một số người cho rằng tài sản trong Quỹ Tài sản quốc gia hầu hết dùng tài trợ cho các dự án hạ tầng dài hạn nên không có tính thanh khoản. Trong khi đó, tiền trong Quỹ Dự trữ chủ yếu để mua tài sản vốn trong các ngân hàng quốc doanh của Nga, nên tính thanh khoản cũng rất kém. Theo nhà kinh tế Anders Aslund của Viện Kinh tế quốc tế Peterson, dự trữ ngoại hối khả dụng của Nga hiện nay chỉ vào khoảng 203 tỷ USD.

Trong tuyên bố ngày 11-12, Ngân hàng Trung ương Nga dự báo nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng ở mức gần 0% trong năm 2015-2016 và lạm phát sẽ vào khoảng 10% trong 3 tháng đầu năm sau. Tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Nga tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, mạnh nhất từ tháng 6/2011.

Mục tiêu của Ngân hàng Trung ương Nga là giảm lạm phát về ngưỡng 4% trong trung hạn. Chính phủ nước này đang đàm phán với các công ty lớn về việc bán ra ngoại tệ của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Moscow cũng hối thúc các nhà xuất khẩu chuyển đổi tiền từ ngoại tệ sang rúp để hỗ trợ cho tỷ giá  nội tệ.

Theo chiến lược gia tiền tệ Piotr Matys thuộc Ngân hàng Rabobank, quyết định tăng lãi suất ngày 11-12 “chưa đủ để ổn định tỷ giá đồng rúp và sẽ làm gia tăng nguy cơ một cuộc khủng hoảng tiền tệ toàn diện”. 

Các tin khác