Ưu tiên chính sách kinh tế tư nhân

Để xây dựng khuôn khổ chính sách thực hiện mục tiêu phát triển khu vực tư nhân nhằm xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững và tự chủ, cần quan tâm thực hiện một số nhóm hành động chính sách.

Để xây dựng khuôn khổ chính sách thực hiện mục tiêu phát triển khu vực tư nhân nhằm xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững và tự chủ, cần quan tâm thực hiện một số nhóm hành động chính sách.

Đổi mới thể chế

Đổi mới thể chế đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ khu vực tư nhân phát triển. Trong đó, cần nghiên cứu ban hành luật hỗ trợ DNNVV để thống nhất khuôn khổ  pháp lý về chính sách phát triển DNNVV.

Luật này với mục tiêu không chỉ chú trọng tăng nhanh số lượng, quy mô mà tập trung hơn về cơ cấu hợp lý, chất lượng tăng trưởng bền vững, năng lực cạnh tranh thực chất của toàn bộ khu vực DN, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị kinh doanh phi chính thức chuyển thành pháp nhân DN và trợ giúp các DN nhỏ và siêu nhỏ có tiềm năng phát triển thành DN vừa và lớn thông qua mở rộng thị trường, hỗ trợ các DNNVV tham gia vào chuỗi cung ứng.

Cần nghiên cứu đề ra các chính sách hỗ trợ, trong đó tập trung giải quyết các khó khăn của khu vực kinh tế tư nhân về đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh, vốn, năng lực khoa học - công nghệ và thị trường... Đồng thời, thiết kế những chương trình giáo dục đào tạo khoa học và công nghệ, cũng như có chế độ khen thưởng thích đáng kịp thời để động viên khuyến khích, tôn vinh và nhân rộng các điển hình DN tư nhân trong nền kinh tế thị trường.

Bên cạnh đó, cần sớm ban hành nghị định về công nghiệp hỗ trợ để có những giải pháp có tính đột phá ở một số ngành, sản phẩm trọng điểm để tạo điều kiện cho khu vực tư nhân, tập trung đầu tư về mặt nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và tài chính trong các chuỗi giá trị các sản phẩm ngành công nghiệp và nông nghiệp.

Có cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích DN FDI, DN lớn hỗ trợ các DNNVV tham gia mạng lưới vệ tinh công nghiệp hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hướng dẫn, đào tạo…; khuyến khích phát triển các hoạt động tư vấn chắp mối kinh doanh, dịch vụ hỗ trợ DN tham gia các chuỗi cung ứng.

Nghiên cứu ban hành nghị định riêng về hiệp hội DN và tạo điều kiện để DN FDI tham gia tích cực vào hoạt động của các hiệp hội DN, tăng cường  chức năng đại diện DN của các hiệp hội, hoạt động  tham vấn chính sách, nhất là chính sách phát triển vùng;  Nâng cao vai trò của các hiệp hội DN trong việc giám sát chất lượng và xác nhận tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tuân thủ pháp luật, thực hiện trách nhiệm xã hội của các DN hội viên;  Khuyến khích chia sẻ chi phí để tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm, phát triển thương hiệu chung và tiếp nhận các dịch vụ công từ khu vực Nhà nước, khuyến khích phát triển các hiệp hội DN tham gia các hiệp hội ngành nghề trong khu vực và quốc tế.

 Phát triển hạ tầng DNNVV

Cần hình thành một số cụm công nông nghiệp, cụm công nghiệp trên cơ sở tái cấu trúc một số cụm công nghiệp có sẵn, đảm bảo sự gắn kết giữa các DN theo chuỗi sản phẩm. Phải tạo điều kiện để chính các doanh nhân chứ không phải Chính phủ mới là người tạo ra các cụm liên kết.

Tổ chức cung cấp một số dịch vụ phát triển kinh doanh trong cụm công nghiệp phục vụ kết nối trực tiếp với thị trường công nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng về logistics để xuất khẩu, dịch vụ ngân hàng. Các cụm công nghiệp tạo nên một tổ hợp sản xuất để khai thác lợi thế cạnh tranh ở địa phương.

Hình thành một số tổ hợp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, đảm bảo DN chế biến thực phẩm là trung tâm của mối liên kết với nhà nông, nhà khoa học. Phát triển hình thái khu công nghiệp “ăn liền”, đơn giản, có diện tích phù hợp nhờ đó DNNVV có thể tiếp cận dễ dàng với các điều kiện cơ sở hạ tầng phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả.

Tăng cường năng lực cho một số nhà cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh phục vụ phát triển chuỗi cung ứng theo mô hình trung tâm lập quan hệ đối tác (SPX) của VCCI để điều tra năng lực DN cung ứng, đối chuẩn công nghệ với DN cùng ngành của quốc tế, tạo các cơ hội mua hàng, kết nối kinh doanh.

 Hỗ trợ tài chính khu vực tư nhân

Tăng cường hoạt động của Quỹ phát triển DNNVV, thông qua đó tạo nguồn vốn dài hạn, có lãi suất hợp lý cho các DN khu vực tư nhân đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ, chuỗi giá trị ngành nông nghiệp và tạo sự gắn kết giữa các ngân hàng và DN. Đánh giá lại hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng, cải tổ một cách căn bản phương thức hoạt động của hệ thống quỹ này.

Có chính sách khuyến khích các ngân hàng cung cấp các khoản vay dài hạn cho DN. Tăng cường năng lực thẩm định cho các cán bộ tín dụng thông qua sự phối hợp giữa các cơ quan tín dụng, hiệp hội ngân hàng, DNNVV công nghiệp phụ trợ, DN FDI.

Cần có chính sách hỗ trợ tài chính cho DN đổi mới sáng tạo trong các vườn ươm DN phù hợp theo từng giai đoạn: khởi sự, tăng trưởng, phát triển thành DN lớn. Xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan để đánh giá tín nhiệm DN, đánh giá rủi ro cho vay đối với khu vực tư nhân, đặc biệt đối với DNNVV chưa có lịch sử tiếp cận tín dụng, thông qua đó tăng cường các khoản cho vay tín chấp. Đẩy mạnh hoạt động của các quỹ đầu tư tư nhân, quỹ đầu tư mạo hiểm. Thúc đẩy hoạt động mua bán, sáp nhập, tạo điều kiện hình thành các DN quy mô lớn.

Phát triển một số thương hiệu quốc gia cho một số sản phẩm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh ở một số ngành. Để làm việc này, Nhà nước phải có đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường quốc tế về một số sản phẩm tiềm năng của Việt Nam, để trên cơ sở đó, DN Việt Nam (một nhóm DN trong một ngành) tập trung cải thiện chuỗi giá trị theo nhu cầu thị trường và xuất khẩu.

Xây dựng một số chính sách khuyến khích tập trung hỗ trợ một số DN có quy mô vừa đổi mới mô hình kinh doanh mới (thí dụ kinh doanh bao trùm) có khả năng phát huy được hiệu ứng lan tỏa của DN FDI. Thúc đẩy DN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, từng bước nâng cấp sản phẩm Việt Nam trở thành nhà cung ứng cấp 1 và nhà thầu chính.

Các tin khác