Rắc rối phim nhạy cảm

Khi Đài truyền hình Việt Nam quyết định đưa bộ phim “Sex and the city” với cách Việt hóa tên gọi “Chuyện ấy là chuyện nhỏ” lên sóng VTV2, đã xuất hiện 2 luồn ý kiến ủng hộ và phản đối khác nhau. “Sex and the city” được xếp vào dòng phim 18+, nghĩa là hạn chế khán giả nhỏ tuổi.

Khi Đài truyền hình Việt Nam quyết định đưa bộ phim “Sex and the city” với cách Việt hóa tên gọi “Chuyện ấy là chuyện nhỏ” lên sóng VTV2, đã xuất hiện 2 luồn ý kiến ủng hộ và phản đối khác nhau. “Sex and the city” được xếp vào dòng phim 18+, nghĩa là hạn chế khán giả nhỏ tuổi.

Với tư duy thiện chí, GS. Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, chia sẻ: “Tôi nghĩ loại phim 18+ theo nghĩa để cung cấp thêm một số kiến thức, kỹ năng để giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho thanh niên là sự cần thiết”. Đáng tiếc, chỉ mới trình chiếu được 6 tập, VTV2 đã ngừng phát sóng “Chuyện ấy là chuyện nhỏ” mà không nêu lý do nào. Nhiều người cho rằng, VTV2 thiếu tôn trọng khán giả. Thế nhưng, sự lúng túng của kênh truyền hình quốc gia này cần phải được nhìn nhận khách quan và cụ thể hơn.

“Sex anh the city”, một sản phẩm truyền hình thể loại sitcom nổi tiếng thế giới, do đạo diễn Daren Sao dàn dựng. Phần đầu tiên của “Sex and the ctiy” bấm máy năm 1998, nhanh chóng trở thành một hiện tượng giải trí trên màn ảnh Hoa Kỳ. Chính thắng lợi ấy đã khiến những nhà sản xuất tiếp tục đầu tư cho “Sex and the city” với 6 phần, bao gồm 94 tập. Với kinh phí 65 triệu USD, “Sex and the city” sau khi trình chiếu tại Hoa Kỳ đã thu về 425 triệu USD. “Sex and the city” từng được trao giải Quả Cầu Vàng dành cho phim truyền hình xuất sắc. Hiện nay “Sex and the city” đã được hơn 80 quốc gia mua bản quyền phát sóng. Năm 2007, tạp chí Time đã xếp “Sex and the city” vào danh sách những bộ phim truyền hình hay nhất mọi thời đại. Năm 2008, giới làm phim ăn theo đã chuyển thể “Sex and the city” thành phim nhựa.

Vì sao VTV2 đột ngột ngừng chiếu “Chuyện ấy là chuyện nhỏ”? Đổi tên phim “Sex and the city” sang tiếng Việt thành “Chuyện ấy là chuyện nhỏ” hoàn toàn nằm trong giới hạn cho phép. Thế nhưng, khi VTV2 cắt xén nhiều phân đoạn và lời thoại đã đụng chạm đến bản quyền. So với nguyên gốc, “Chuyện ấy là chuyện nhỏ” không còn hấp dẫn bằng. Thậm chí, quá trình biên tập lại đã biến dạng khập khiễng và vụng về.

Khi chúng ta còn kiên định gìn giữ khuôn phép đạo đức Á Đông thì VTV2 ngừng phát sóng bộ phim nhạy cảm như “Chuyện ấy là chuyện nhỏ” cũng dễ hiểu và dễ thông cảm.

Các tin khác