Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn:

Bảo đảm an toàn nợ công, giảm nợ xấu

Chiều qua (19-11), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời chất vấn, giải đáp các vấn đề vướng mắc và các thành viên Chính phủ trả lời trước đó. Các vấn đề nợ công, xử lý nợ xấu và môi trường kinh doanh là những vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội (ĐB) quan tâm, gửi câu hỏi chất vấn.

Chiều qua (19-11), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời chất vấn, giải đáp các vấn đề vướng mắc và các thành viên Chính phủ trả lời trước đó. Các vấn đề nợ công, xử lý nợ xấu và môi trường kinh doanh là những vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội (ĐB) quan tâm, gửi câu hỏi chất vấn.

Nợ công năm 2020 giảm còn 60,2%

 

Liên quan đến câu hỏi của các ĐB Trần Hoàng Ngân (TPHCM), Trần Xuân Hòa (Quảng Ninh), Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị), Vũ Tiến Lộc (Thái Bình)... về nợ công, theo Thủ tướng Chính phủ đây là vấn đề hệ trọng, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đặc biệt quan tâm. Nợ công là nguồn vốn cần thiết và quan trọng để bổ sung cho đầu tư phát triển, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, nợ công đã tăng sát trần cho phép, áp lực trả nợ lớn trong ngắn hạn, trong khi một số dự án đầu tư kém hiệu quả, tình trạng tham nhũng, lãng phí trong đầu tư xây dựng vẫn còn; cơ cấu ngân sách chưa lành mạnh; tỷ trọng thu ngân sách/GDP giảm... Thực trạng này gây lo lắng, bức xúc trong xã hội, nếu chủ quan, buông lỏng sẽ gây mất an toàn tài chính quốc gia và ổn định kinh tế vĩ mô.

Bảo đảm an toàn nợ công, giảm nợ xấu ảnh 2Nợ công của nước ta đến cuối năm 2014 dự kiến 60,3% GDP và theo kế hoạch đến năm 2016 sẽ tăng lên mức cao nhất 64,9% GDP, các năm sau đó sẽ giảm dần, đến năm 2020 còn khoảng 60,2% GDP, nằm trong giới hạn quy định an toàn cho phép là không quá 65% GDP. Chính phủ sẽ tăng cường quản lý, nghiêm túc khắc phục hạn chế yếu kém, nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công.
Bảo đảm an toàn nợ công, giảm nợ xấu ảnh 3

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ quan tâm chỉ đạo nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nợ công. Trong đó quản lý chặt chẽ nợ công vay mới, bảo đảm theo đúng quy định và trong giới hạn cho phép. Phấn đấu đến năm 2020 nợ công giảm còn khoảng 60,2% GDP (quy định không quá 65% GDP), nợ Chính phủ khoảng 46,6% GDP (quy định không quá 55% GDP) và tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước khoảng 20% (quy định không quá 25%)...

Đồng thời, cùng với tăng trưởng kinh tế, từng bước điều chỉnh cơ cấu thu chi ngân sách theo hướng lành mạnh hơn, tập trung tăng tỷ trọng thu nội địa, triệt để tiết kiệm và giảm tỷ trọng chi thường xuyên... Phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng thu nội địa chiếm khoảng 80% tổng thu; tỷ trọng chi đầu tư khoảng 25-30%, chi thường xuyên khoảng 50-55%, chi trả nợ khoảng 20% trong tổng chi ngân sách nhà nước và bội chi khoảng 4% GDP.

Nợ xấu còn 3,7-4,2%

Theo Thủ tướng, nhờ sự nỗ lực chung, trực tiếp là Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng (TCTD), đến tháng 10 đã xử lý được 54,3% tổng số nợ xấu được xác định tại thời điểm tháng 9-2012 (465.000 tỷ đồng), chủ yếu bằng các giải pháp: thu hồi nợ, cơ cấu lại nợ, sử dụng dự phòng rủi ro, bán nợ và tài sản bảo đảm, trong đó có bán nợ xấu cho VAMC.

Theo báo cáo của các TCTD, tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 9 khoảng 3,8% và có xu hướng giảm, ước tính đến cuối năm 2014 còn khoảng 2,5-2,7%. Còn theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 9 khoảng 5,4%, ước đến cuối năm 2014 còn khoảng 3,7-4,2% so với mức 17% vào tháng 9-2012.

wTrả lời câu hỏi của ĐB Thân Đức Nam (Đà Nẵng), Thủ tướng Chính phủ khẳng định không dùng ngân sách xử lý nợ xấu. Quốc hội đã bấm nút thông qua ngân sách, không có khoản tiền nào dành cho việc xử lý nợ xấu và đó cũng là điều đã được xác định ngay từ đầu khi tái cơ cấu hệ thống tín dụng.

Cũng theo Thủ tướng, đến cuối năm 2015 nợ xấu hệ thống tín dụng còn khoảng 3% - mức thông thường trong kinh tế thị trường.

Cải thiện môi trường kinh doanh

Trả lời câu hỏi của các ĐB Lê Đắc Lâm (Bình Thuận), Đỗ Thị Thu Hằng (Đồng Nai), Vũ Tiến Lộc (Thái Bình), Võ Kim Cự (Hà Tĩnh) về môi trường kinh doanh còn nhiều hạn chế, Thủ tướng cho biết dù theo các báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới, Ngân hàng Thế giới, môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Việt Nam có cải thiện nhưng năng lực cạnh tranh của nước ta so với các nước trong khu vực còn thấp.

Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung vào những nhiệm vụ, giải pháp như: tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và chủ động đẩy mạnh hội nhập quốc tế; rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch cho doanh nghiệp và người dân.

Bên cạnh đó là thực hiện hiệu quả các đột phá chiến lược, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế; vận hành đồng bộ, thông suốt các loại thị trường, nhất là các thị trường hàng hóa, lao động, tài chính, bất động sản, khoa học công nghệ. Thực hiện phân bổ nguồn lực và quản lý giá theo cơ chế thị trường....

"Phấn đấu năm 2015, các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh của nước ta đạt và vượt mức trung bình của các nước ASEAN-6. Trong đó rút ngắn thời gian nộp thuế còn 121,5 giờ/năm, số doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt trên 95%; tiếp tục giảm mạnh thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu ngang bằng với các nước ASEAN-6, bảo đảm Hải quan Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn hải quan hiện đại; thời gian nộp bảo hiểm xã hội còn 49,5 giờ/năm; thời gian thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp còn tối đa 6 ngày; thời gian tiếp cận điện năng còn 18 ngày.

Khi Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) được thông qua, thời gian thực hiện thủ tục phá sản doanh nghiệp giảm từ 60 tháng hiện nay còn tối đa 30 tháng" - Thủ tướng nói.

Các tin khác