Mậu dịch đã đạt đỉnh?

Nền kinh tế toàn cầu có thể không được chứng kiến những tăng trưởng ấm nóng trong dòng chảy mậu dịch thúc đẩy toàn cầu hóa như trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008, theo nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).

Nền kinh tế toàn cầu có thể không được chứng kiến những tăng trưởng ấm nóng trong dòng chảy mậu dịch thúc đẩy toàn cầu hóa như trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008, theo nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).

Nghiên cứu nhằm tìm ra đáp án cho câu trả lời được xem là một trong những câu hỏi khó nhất đối với các nhà kinh tế trong những năm gần đây: Liệu một sự suy giảm nối tiếp của tăng trưởng mậu dịch quốc tế có nghĩa là quá trình toàn cầu hóa đã đạt đỉnh?

Trong 2 năm qua, mậu dịch thế giới tăng trưởng chậm hơn so với tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, đây là lần đầu tiên trong nhiều thập niên. Sự thay đổi này được xem là dấu hiệu báo trước cái chết hoàn toàn của điều mà các nhà kinh tế từng gọi là “thời đại siêu toàn cầu hóa”, khi mậu dịch quốc tế luôn tăng gấp đôi tốc độ của nền kinh tế toàn cầu.

Nhiều nhà kinh tế đổ lỗi sự suy giảm gần đây trong tăng trưởng mậu dịch cho cuộc khủng hoảng và tình trạng bất ổn kinh tế tại EU. Họ cho rằng một khi châu Âu tăng trở lại, mậu dịch thế giới cũng hồi phục. Tốc độ tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu cũng bị cho đã đóng góp vào sự chậm lại của tự do hóa mậu dịch trong những năm gần đây. Nhưng trong nghiên cứu mới nhất, các nhà kinh tế của IMF và WB cho biết phần lớn sự suy giảm tăng trưởng mậu dịch là do cấu trúc. Vì vậy, tăng trưởng mậu dịch quốc tế khó có thể đóng góp vào sự tăng trưởng chung của kinh tế toàn cầu như trong quá khứ.

Cuộc cách mạng chuỗi cung ứng toàn cầu đã mang lại sự tăng trưởng thần tốc cho mậu dịch quốc tế vào những năm 1990. Nhưng trong những năm gần đây, Trung Quốc - nước mậu dịch lớn nhất thế giới - ngày càng chiếm lấy nhiều phần trong những chuỗi cung ứng, nhờ thu hút đầu tư nước ngoài và tập trung phát triển các nhà máy mới ở trong nước.

Năm 1993, các thành phần nhập khẩu chiếm hơn 60% hàng xuất khẩu của Trung Quốc, theo các nhà kinh tế của IMF và WB. Nhưng con số đó đã giảm đều đặn và các thành phần nhập khẩu hiện nay chỉ chiếm 35% trong hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc. Kết quả là trong khi Trung Quốc từng là nước đóng góp hàng đầu toàn cầu hóa, nay bắt đầu “toàn cầu hóa nội bộ”. Ông Aaditya Mattoo, người đứng đầu nghiên cứu mậu dịch của WB, cho biết: “Đây không phải là một hiện tượng hậu khủng hoảng, mà là một vấn đề cấu trúc đã có từ trước”.

Mậu dịch toàn cầu có thể đã đạt đỉnh và sẽ chậm dần.

Mậu dịch toàn cầu có thể đã đạt đỉnh và sẽ chậm dần.

Các nhà kinh tế tại các nước OECD và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong hơn 18 tháng qua đã dẫn đầu một nỗ lực thuyết phục các nhà hoạch định chính sách nhìn vào "giá trị gia tăng" của các biện pháp mậu dịch. Họ cho rằng những giá trị gia tăng đó giúp đưa ra một hình ảnh chính xác hơn về các mối quan hệ kinh doanh nhạy cảm chính trị.

Thí dụ, nếu xem xét về giá trị gia tăng, thâm hụt mậu dịch giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc sẽ thu hẹp đáng kể. Ông Mattoo và các đồng tác giả cũng cho rằng chúng ta chỉ mới bắt đầu hiểu được vai trò ngày càng tăng của các dịch vụ trong toàn cầu hóa và tác động của chúng lên mậu dịch quốc tế. Chẳng hạn, một chiếc áo thun sản xuất ở Mexico phải nhập khẩu vải từ Hoa Kỳ nhưng cuối cùng lại xuất khẩu sang Hoa Kỳ để bán cho người tiêu dùng.

Theo truyền thống, người ta sẽ thống kê rằng đó là hoạt động xuất khẩu từ Hoa Kỳ đến Mexico, trong khi khoản nhập khẩu sau này được ghi riêng là nhập áo thun từ Mexico sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng chính xác hơn nên ghi quá trình này là một xuất khẩu dịch vụ may từ Mexico sang Hoa Kỳ.

Các tin khác