Không quá lo lắng ngoại đè nội

Trong số báo ra ngày 13-11-2014, mục Chủ điểm - Sự kiện của ĐTTC có bài viết “Thị trường bán lẻ-Doanh nghiệp ngoại thống trị”, phản ánh việc từ tháng 1-2015, nước ta sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ khi cho phép nhà đầu tư nước ngoài được thành lập DN 100% vốn tại Việt Nam. Để làm rõ hơn những thách thức các nhà bán lẻ, sản xuất trong nước sẽ phải đối mặt khi cánh cửa hội nhập mở rộng hơn nữa, ĐTTC đã trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Hòa (ảnh), Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Trong số báo ra ngày 13-11-2014, mục Chủ điểm - Sự kiện của ĐTTC có bài viết “Thị trường bán lẻ-Doanh nghiệp ngoại thống trị”, phản ánh việc từ tháng 1-2015, nước ta sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ khi cho phép nhà đầu tư nước ngoài được thành lập DN 100% vốn tại Việt Nam. Để làm rõ hơn những thách thức các nhà bán lẻ, sản xuất trong nước sẽ phải đối mặt khi cánh cửa hội nhập mở rộng hơn nữa, ĐTTC đã trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Hòa (ảnh), Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

PHÓNG VIÊN: - Nhận định của ông về thị trường bán lẻ Việt Nam sau tháng 1-2015?

Ông NGUYỄN NGỌC HÒA: - Việc chúng ta mở cửa phân phối, bán lẻ là quá trình tất yếu, cạnh tranh là xu thế khi Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế. Điều này sẽ làm cho các hệ thống phân phối vận động tốt hơn.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là trong xu thế đó, sự chuẩn bị của chúng ta như thế nào. Khi chúng ta tổ chức, làm chủ được một hệ thống phân phối nội địa sẽ có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ sản xuất phát triển, tiêu dùng và ngược lại. Điều đó đòi hỏi các cơ quan hoạch định chính sách phải suy nghĩ, tính toán.

Bởi việc các hệ thống phân phối nước ngoài chiếm lĩnh thị trường cũng đồng nghĩa hàng hóa trong nước sẽ chịu sức ép rất lớn trong việc tiêu thụ.

Bên cạnh đó, hệ thống phân phối có ảnh hưởng rất lớn đến nền sản xuất trong nước. Theo đó, nếu chúng ta không làm chủ được hệ thống phân phối để nó bị chi phối bởi các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, chắc chắn sẽ gây khó khăn cho sản xuất, tiêu thụ trong nước.

Với cộng hưởng từ các cam kết mở cửa thị trường tại các hiệp định thương mại tự do, DN nước ngoài sẽ có căn cứ địa vững chắc tại Việt Nam để cung cấp hàng hóa sản xuất ở nước sở tại. Đó là điều không tránh khỏi nhưng để giữ được sản xuất trong nước phát triển, tôi nghĩ, cơ quan quản lý cần có sự quan tâm, đầu tư đúng mức, củng cố và giữ cho được trận địa phân phối.

- Vậy hệ thống phân phối, bán lẻ của Việt Nam thời gian qua trong hoạch định chính sách và thực tế như thế nào, thưa ông?

Hiện nay DN nước ngoài có khoảng 70 trong số hơn 900 cơ sở bán lẻ hiện đại trên cả nước. Nếu so về quy mô của hệ thống bán lẻ nước ngoài với Việt Nam có phần khập khiễng, nhưng xét về thị phần DN nước ngoài chỉ chiếm 3,4% trong tổng mức bán lẻ năm 2013, 2014, đạt lần lượt 2,7 triệu tỷ đồng và 3 triệu tỷ đồng. Việc chúng ta lo lắng bán lẻ nước ngoài thâm nhập sâu hơn là có, nhưng kinh nghiệm 8 năm gia nhập WTO cho thấy băn khoăn này có thể xử lý được.

Ông Vũ Huy Hoàng,

Bộ trưởng Bộ Công Thương

- Thời gian qua, các cơ quan quản lý nhà nước, DN có quan tâm đến việc tập trung phát triển hệ thống phân phối. Tuy nhiên, điều kiện đặt ra với tình hình hiện nay có khác. Trước đây, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam chưa ồ ạt như hiện nay.

Bên cạnh đó, họ nhảy vào thị trường trong nước không chỉ bằng đầu tư trực tiếp mà còn tận dụng các ưu thế về vốn (kể cả vốn chủ sở hữu lẫn vốn vay) để đẩy nhanh quá trình mua bán, chuyển nhượng, sáp nhập. Để có một hệ thống phân phối 20-30 siêu thị, DN Việt Nam có thể phải mất tới 10 năm. Trong khi với DN nước ngoài có sức mạnh về vốn, thời gian thiết lập hệ thống phân phối hoàn toàn dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, các DN phân phối Việt Nam còn non trẻ nên chỉ có thể tập trung vào một số loại hình bán lẻ. Còn các tập đoàn nước ngoài triển khai ồ ạt nhiều loại hình, vừa làm đại siêu thị, siêu thị lẫn hệ thống cửa hàng tiện ích...

Với vốn mạnh lại làm trên quy mô lớn, kinh nghiệm sẵn có, DN nước ngoài sẽ tạo sức ép rất lớn đối với DN trong nước. Nếu chúng ta không có chiến lược, quy hoạch tốt sẽ rất bị động và DN trong nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong củng cố, giữ hệ thống phân phối nội địa cho mình. Điều đáng quan ngại hiện nay là dù nhận thức được cần phải nắm giữ được một hệ thống phân phối trong nước đủ mạnh, nhưng thực tế nhiều địa phương vẫn có thói quen dành ưu đãi nhiều hơn cho DN nước ngoài.

Đây là nghịch lý cần khắc phục ngay. Trước mắt, với phân phối điều quan trọng nhất là vị trí. Nếu có vị trí tốt gắn liền với hệ thống giao thông thuận tiện là ưu thế lớn cho DN bán lẻ thành công. Tuy nhiên, trên thực tế việc tiếp cận đất đai, các vị trí đất đắc địa vì nhiều lý do, phần bất lợi vẫn nằm ở phía DN trong nước.

- Với kinh nghiệm nhiều năm làm trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ, theo ông trong bối cảnh đó chúng ta phải có giải pháp nào?

- Các DN phân phối trong nước rất cần môi trường cạnh tranh bình đẳng. Thí dụ, hiện nay các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, bằng nguồn lực của mình có thể chấp nhận chiến lược lỗ dài hơi 5-10 năm, nhưng DN trong nước thì không thể do không đủ lực để làm. Theo tôi, Nhà nước cần có quy hoạch mạng lưới bán lẻ và tạo điều kiện cho DN Việt Nam được tiếp cận mạng lưới đó.

Bên cạnh đó, cần quy hoạch, phân bố khoảng cách các hệ thống phân phối sao cho hợp lý. Bởi nếu để DN nước ngoài đặt điểm bán ngay cạnh DN Việt Nam sẽ gây nên áp lực lớn. Ngoài ra cần có chính sách hợp lý. Thí dụ, nếu chúng ta coi hoạt động đầu tư, mở mạng lưới của thị trường phân phối là để đi trước, giữ vững cho sản xuất, tiêu dùng trong nước, nên có sự hỗ trợ về vốn hợp lý, trung và dài hạn.

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác