Bidiphar cần minh bạch thông tin

Bạn đọc là NĐT Đặng Văn Thanh (Hà Nội), là cổ đông CTCP Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định Bidiphar (vốn điều lệ 268 tỷ đồng, phần vốn nhà nước chiếm 65%), gửi đến ĐTTC trình bày sự việc: Vừa qua, Bidiphar ban hành tờ trình ĐHCĐ về phương án sáp nhập Bidiphar 1 vào Bidiphar (tờ trình không có số và không có ngày), gửi cho các cổ đông kèm với phiếu xin ý kiến cổ đông bằng văn bản.

Bạn đọc là NĐT Đặng Văn Thanh (Hà Nội), là cổ đông CTCP Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định Bidiphar (vốn điều lệ 268 tỷ đồng, phần vốn nhà nước chiếm 65%), gửi đến ĐTTC trình bày sự việc: Vừa qua, Bidiphar ban hành tờ trình ĐHCĐ về phương án sáp nhập Bidiphar 1 vào Bidiphar (tờ trình không có số và không có ngày), gửi cho các cổ đông kèm với phiếu xin ý kiến cổ đông bằng văn bản.

Theo thông tin trong tờ trình và phiếu xin ý kiến, Bidiphar dự kiến sáp nhập với công ty con là Bidiphar 1 và mỗi CP công ty con được đổi thành 2,3 CP công ty mẹ. Thế nhưng công ty không gửi kèm theo bất cứ thông tin tài liệu gì về công ty con để các cổ đông biết được kết quả kinh doanh và hiện trạng tài chính của công ty con sẽ sáp nhập.

Trong website của Bidiphar cũng không có công bố bất cứ thông tin gì về việc sáp nhập cũng như tình hình tài chính của công ty sáp nhập. Không những thế, trong Mục VI của phiếu xin ý kiến cổ đông bằng văn bản nói trên lại ghi rằng, nếu cổ đông “không gửi ý kiến phản hồi về công ty thì xem như đồng ý với nội dung cần biểu quyết nêu trên và không có quyền khiếu nại gì về các quyết định đã được thông qua”.

NĐT cho rằng việc thể hiện ý chí một chủ thể pháp luật nói chung hay cổ đông trong công ty nói riêng phải được biểu hiện một cách cụ thể, rõ ràng, mang tính khẳng định chứ không thể bị người khác suy diễn “xem như đồng ý” được.

Việc sáp nhập Bidiphar 1 vào Bidiphar khiến vốn điều lệ của Bidiphar tăng rất cao, là một sự kiện trọng đại đối với số phận của Bidiphar và số phận đồng vốn đầu tư của cổ đông. Công ty cần phải gửi trước cho cổ đông đầy đủ tài liệu về phương án sáp nhập để cổ đông nghiên cứu, suy nghĩ thấu đáo trước khi bỏ phiếu biểu quyết, trong đó cần nêu rõ thông tin tài chính các năm vừa qua của Bidiphar 1.

Các cổ đông bức xúc về tỷ lệ sáp nhập 1 CP công ty con đổi lấy 2,3 CP công ty mẹ là cực kỳ bất hợp lý. Bidiphar có những ưu thế vượt trội so với Bidiphar 1: Bidiphar có quy mô lớn hơn, doanh thu lớn hơn Bidiphar 1. Bidiphar có tầm quan hệ cao hơn, bề dày kinh nghiệm hoạt động lâu năm hơn, vị thế lớn hơn trong ngành y tế-dược phẩm, sở hữu thương hiệu Bidiphar nổi tiếng hơn. Việc sáp nhập với tỷ lệ chuyển đổi này gây thiệt hại cho quyền lợi của các cổ đông công ty mẹ, trong đó có quyền lợi của cổ đông nhà nước, thậm chí gây thất thoát phần vốn nhà nước.

Các tin khác