Trách nhiệm văn hóa

Dù ở phương Đông hay phương Tây, nền tảng của người đi trước để lại cho người đi sau vô cùng quan trọng. Thời đại nào cũng cần những gương mặt tinh hoa dẫn dắt cộng đồng. Đối với việc xây dựng đời sống văn hóa cũng vậy, người cha trân trọng sách người con mới thích thú sách, cấp trên yêu quý cái đẹp cấp dưới sẽ ngưỡng mộ cái đẹp. Bởi lẽ ấy, phát huy những giá trị văn hóa dân tộc không phải là chuyện riêng của giới sáng tác hay giới biểu diễn.

Dù ở phương Đông hay phương Tây, nền tảng của người đi trước để lại cho người đi sau vô cùng quan trọng. Thời đại nào cũng cần những gương mặt tinh hoa dẫn dắt cộng đồng. Đối với việc xây dựng đời sống văn hóa cũng vậy, người cha trân trọng sách người con mới thích thú sách, cấp trên yêu quý cái đẹp cấp dưới sẽ ngưỡng mộ cái đẹp. Bởi lẽ ấy, phát huy những giá trị văn hóa dân tộc không phải là chuyện riêng của giới sáng tác hay giới biểu diễn.

Càng bị thử thách bởi những trào lưu lai căng và lập dị, những người quan tâm đến văn hóa Việt càng cần bình tĩnh quan sát để có những cách ứng xử khéo léo nhất. Nôn nóng phủ nhận hay vội vàng quy chụp đều không phải thái độ khôn ngoan và bản lĩnh. Bên cạnh các cơ quan quản lý văn hóa, các hội nghề nghiệp chính là cơ sở tin cậy để định hướng cho công chúng tiếp nhận thẩm mỹ đúng đắn. Hơn nữa, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác lý luận - phê bình, vai trò của cán bộ - viên chức trong sự nghiệp gìn giữ và phát huy văn hóa không thể xem nhẹ.

Nhà báo Hà Đăng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa TƯ, nhấn mạnh vai trò của hệ thống chính trị khi nói về trách nhiệm chấn hưng đạo đức xã hội trong văn học nghệ thuật, đó là trách nhiệm của lãnh đạo và quản lý trong định hướng các hoạt động sáng tác tác phẩm. Còn GS.TS Đinh Xuân Dũng khẳng định: “Một số cán bộ trong hệ thống chính trị gần như đứng ngoài cuộc, họ không dành thời gian đọc tác phẩm mà chủ yếu chạy theo các hoạt động kinh tế (theo điều tra xã hội học ở Hà Nội, chỉ có 2,7% cán bộ quan tâm đến văn hóa nghệ thuật, còn trên 70% quan tâm đến giá cả tiêu dùng)”. Cũng tương đồng quan điểm trên, nhà văn Hoàng Quốc Hải cho rằng: “Sự chấn hưng đạo đức xã hội phải bắt nguồn từ những người cầm quyền, hãy gương mẫu để tạo hiệu ứng xã hội tốt cho dân”.

Giữa kinh tế thị trường với nhiều biến động, một bộ phận không nhỏ chỉ biết chạy theo đồng tiền và mưu cầu lợi ích riêng tư. Do chưa có một khảo sát nghiêm túc và đầy đủ nên chưa ai có thể trả lời được, ngoài các chương trình trên tivi, nhu cầu giải trí của cán bộ - viên chức hiện nay ra sao. Nghệ thuật được kết tinh từ đời sống, và nghệ thuật cũng lan tỏa từ đời sống. Nếu mỗi cán bộ - viên chức biết cách thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật lành mạnh, họ chính là những tấm gương soi cho cộng đồng xung quanh.

Các tin khác