Chấn hưng điện ảnh?

Tại hội thảo khoa học “Vấn đề đạo đức xã hội trong văn học nghệ thuật hiện nay” do Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương tổ chức tại TPHCM ngày 11 và 12-11, đạo diễn NSND Đặng Nhật Minh đã băn khoăn về việc mỗi năm Việt Nam nhập khẩu hơn 140 bộ phim, trong khi Trung Quốc chỉ nhập khẩu 20 bộ phim. Nếu liên hệ đến dân số nước ta 90 triệu người và dân số Trung Quốc 1,3 tỷ người, ưu tư về việc gìn giữ và phát triển văn hóa dân tộc quả thật không đơn giản.

Tại hội thảo khoa học “Vấn đề đạo đức xã hội trong văn học nghệ thuật hiện nay” do Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương tổ chức tại TPHCM ngày 11 và 12-11, đạo diễn NSND Đặng Nhật Minh đã băn khoăn về việc mỗi năm Việt Nam nhập khẩu hơn 140 bộ phim, trong khi Trung Quốc chỉ nhập khẩu 20 bộ phim. Nếu liên hệ đến dân số nước ta 90 triệu người và dân số Trung Quốc 1,3 tỷ người, ưu tư về việc gìn giữ và phát triển văn hóa dân tộc quả thật không đơn giản.

Để hội nhập toàn cầu, điện ảnh là lĩnh vực tiên phong nhất. Bởi lẽ, sự tồn tại và thăng hoa của điện ảnh gắn bó mật thiết với nhiều loại hình nghệ thuật khác như văn học, hội họa, âm nhạc… Khi chọn ra một bộ phim tiêu biểu để đánh giá sẽ dễ dàng nhận định diện mạo văn hóa đích thực của một xứ sở. Việt Nam nhập khẩu quá nhiều phim từ các nước phương Tây, châu Á cũng có nghĩa thị trường điện ảnh nước ta đang bị chi phối một cách đáng ái ngại.

Hiện nay, truyền hình có đưa ra quy định khống chế các kênh tỷ lệ phát sóng phim ngoại và phim nội phải đạt 50-50. Do vậy, phim truyền hình vẫn sản xuất ồ ạt để chiếm lĩnh thời lượng ưu tiên. Thế nhưng, không hề có văn bản nào quy định các rạp chiếu phim phải sắp xếp lịch trình giới thiệu phim Việt Nam ra sao. Vì vậy, những rạp chiếu phim nhạy bén kinh doanh đã nhập khẩu những bộ phim đang ăn khách trên thế giới để có thể đạt doanh thu cao nhất.

Làm sao để điện ảnh Việt Nam không lép vế ngay chính trên sân nhà? Sở dĩ, Trung Quốc mỗi năm chỉ cần nhập khẩu 20 bộ phim, vì mỗi năm họ sản xuất hàng ngàn bộ phim, rất đa dạng để thỏa mãn những khuynh hướng thẩm mỹ khác nhau. Vậy hãy đặt lại cẩu hỏi: Mỗi năm Việt Nam ra đời vỏn vẹn khoảng chục bộ phim, lấy gì đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khán giả nước nhà?

Đời sống xã hội đi lên đòi hỏi thẩm mỹ cũng đi lên. Bây giờ các rạp chiếu phim to đẹp nhất đều do các tập đoàn nước ngoài xây dựng và khai thác. Còn các rạp chiếu phim quốc doanh đã bộc lộ bất cập, cả trang thiết bị và phong cách phục vụ đều không theo kịp thị hiếu công chúng. Muốn điện ảnh có vai trò tiên phong trong quá trình hội nhập, công cuộc xã hội hóa nền nghệ thuật thứ bảy cần được đẩy mạnh hơn nữa. Phải có nội lực tài chính hùng hậu mới mong chấn hưng điện ảnh nước nhà.

Các tin khác