Về miền cổ tích

Với người hoài cổ, các di sản văn hóa luôn tạo sức hút mạnh. Có nhìn rõ quá khứ mới trân trọng cổ nhân, mới thấy ý chí của tiền nhân trong việc chinh phục thiên nhiên, nghịch cảnh để xây dựng các công trình kỳ vĩ để lại cho muôn đời sau. Đến Pháp, hãy một lần đến thung lũng sông Loire để bạn sống lại một thời quá vãng, để mình như lạc vào miền cổ tích…

Với người hoài cổ, các di sản văn hóa luôn tạo sức hút mạnh. Có nhìn rõ quá khứ mới trân trọng cổ nhân, mới thấy ý chí của tiền nhân trong việc chinh phục thiên nhiên, nghịch cảnh để xây dựng các công trình kỳ vĩ để lại cho muôn đời sau. Đến Pháp, hãy một lần đến thung lũng sông Loire để bạn sống lại một thời quá vãng, để mình như lạc vào miền cổ tích…

Loire là con sông dài nhất nước Pháp (1.013km), có lưu vực rộng (117.000km2, chiếm hơn 1/5 diện tích nước Pháp) chảy từ hướng Tây băng qua 6 tỉnh rồi đổ ra Đại Tây Dương. Cũng như các dòng sông lớn trên thế giới, trong nhiều thế kỷ sông Loire là tuyến đường thủy huyết mạch tấp nập thuyền bè chở hàng hóa, hành khách ngược xuôi; dọc sông là những cánh đồng trù phú, nơi cung cấp các loại rau quả, thực phẩm; sản xuất các loại rượu vang nổi tiếng nên được mệnh danh là “khu vườn” của nước Pháp.

Thung lũng sông Loire (miền Trung nước Pháp) cũng là nơi phát sinh nhiều dòng vua. Khi đã trụ vững trên ngai vàng, các bậc đế vương đều xây dựng cho mình những đền đài kỳ vĩ và ấn tượng, qua thời gian tạo thành một quần thể các lâu đài vùng sông Loire (Les Châteaux de la Loire) với cả 100 lâu đài lớn nhỏ, trở thành nơi vui chơi, săn bắn của các đấng quân vương, giới quý tộc trong nhiều thế kỷ.

Hầu hết lâu đài đều xây dựng trong thời Trung đại và Phục hưng bằng chất liệu đá cẩm thạch, hoa cương, lung linh soi bóng nước tồn tại đến ngày nay. Cảnh đẹp tuyệt vời vùng thung lũng sông Loire cùng với hệ thống lâu đài tráng lệ đã được Charles d’Orléans, La Fontaine, Honoré de Balzac, Victo Hugo… ca ngợi, phản ánh đậm nét trong các tác phẩm của mình.

Lâu đài Blois là một trong những di sản được ngưỡng mộ nhất vùng thung lũng sông Loire, được dòng họ Quận công Chatillon cho xây dựng trong nhiều thế kỷ nên tập hợp được nhiều phong cách kiến trúc nhất. Nó gồm 4 tòa nhà riêng biệt xây xung quanh một sân chung trông giống như một tòa pháo đài thời Trung cổ. Nơi này trở thành dinh thự Hoàng gia vào năm 1498, là nơi ở của nhiều vị vua nước Pháp trước khi lâu đài Fontainebleau ra đời. Trong thời gian triều đình đóng đô, tại đây có tới 15.000 người phục dịch.

Khách lữ hành phải mất… nhiều tuần để đi và chiêm ngưỡng hết các lâu đài cổ, cũng như các vật dụng, tranh ảnh, di họa của các bậc vua chúa trưng bày bên trong - như một di sản sống vùng thung lũng sông Loire. Các lâu đài đẹp nhất được xây dựng vào thời Phục hưng (thế kỷ thứ 16) như Amboise, Chambord, Châteaudun, Villandry, Chenonceaux… hoặc mang phong cách Cổ điển (thế kỷ 17-18) như Cheverny, Valenay, Serrant… Bên cạnh đó là các pháo đài được xây dựng trong thời Trung cổ (thế kỷ 11-15) như Angers, Chinon, Langeais, Loches, Sully… Rất nhiều quần thể kiến trúc đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Đến với các lâu đài vùng thung lũng sông Loire, du khách như bị níu kéo bởi không thể bỏ qua các điểm thưởng ngoạn gắn liền với thời kỳ oanh liệt của chế độ phong kiến: Lâu đài Chambord được vua Francois đệ nhất (1515-1547) xây dựng năm 1539, là tòa lâu đài mang phong cách Phục hưng lớn nhất nước Pháp, dài 156m, cao 56m với 440 phòng. Khuôn viên lâu đài là một khu rừng rộng 4.440ha được bao bọc bởi một bức tường dài đến 31km. Đây là nơi từng ở của nhiều đời vua, hiện nay còn lưu giữ nhiều bộ sưu tập nghệ thuật vô giá.

Những lâu đài vùng sông Loire gắn liền với tên tuổi các vị vua, các truyền thuyết và giai thoại ly kỳ về các hoàng hậu, thái tử, công chúa với những mối tình lãng mạn và cả sự cai trị tàn độc. Những âm mưu triệt hạ nội bộ và cuộc chiến giữa các dòng họ, các cuộc đàn áp mang màu sắc tôn giáo đẫm máu thời Trung cổ, đã gây ra những linh hồn oan khuất còn lẩn khuất đến ngày nay, được phản ánh đậm nét trong thơ ca, tiểu thuyết, hội họa… như câu chuyện huyền thoại về chén Thánh; những chuyện phiêu lưu kỳ thú, hài hước trong series truyện tranh Pháp Astérix đã mê hoặc giới thiếu niên.

Đặc biệt tại lâu đài Cheverny có cả một bảo tàng về nhân vật Tintin - bởi Cheverny chính là nguyên mẫu của lâu đài Moulinsart trong bộ truyện tranh Tintin nổi tiếng, khiến người xem như lạc vào khu vườn cổ tích. Lâu đài Clos Luce là nơi danh họa nổi tiếng Leonardo da Vinci trút hơi thở cuối cùng. Cái chết của ông cũng chôn theo bao nhiêu bí ẩn khoa học và tâm linh, để lại cho người đời những huyền thoại mà 500 năm qua giới khoa học chưa giải đáp tường minh. Nơi đây cũng có một bảo tàng nhỏ về các phát minh của L. da Vinci đi trước thời đại và tri thức nhân loại lúc ấy, như vòng bi, các hệ thống cơ học và khí động học, các thiết bị quân sự…

Các lâu đài vùng sông Loire lừng lẫy một thời và hào quang của nó còn ánh chiếu đến ngày nay. Tham quan vùng đất di sản này, trong đầu tôi cứ hiện lên các câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan với niềm cảm xúc đặc biệt:

“Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo/ Nền cũ lâu đài bóng tịch dương/ Ngàn năm gương cũ soi kim cổ/ Cảnh đấy người đây luống đoạn trường”. 

 Một mặt của Lâu đài Blois. Di sản luôn được tôn tạo, trùng tu. Cỗ xe ngựa và yên cương Hoàng gia. Tác giả trên tầng thượng lâu đài, bên dưới là khu vườn thượng uyển. Vật dụng Hoàng gia. Phòng ngủ công chúa. Phòng lưu giữ vật phẩm săn bắn của quý tộc. Cảnh sát tuần tra.

 Một mặt của Lâu đài Blois.

 Một mặt của Lâu đài Blois. Di sản luôn được tôn tạo, trùng tu. Cỗ xe ngựa và yên cương Hoàng gia. Tác giả trên tầng thượng lâu đài, bên dưới là khu vườn thượng uyển. Vật dụng Hoàng gia. Phòng ngủ công chúa. Phòng lưu giữ vật phẩm săn bắn của quý tộc. Cảnh sát tuần tra.

  Di sản luôn được tôn tạo, trùng tu.

 Một mặt của Lâu đài Blois. Di sản luôn được tôn tạo, trùng tu. Cỗ xe ngựa và yên cương Hoàng gia. Tác giả trên tầng thượng lâu đài, bên dưới là khu vườn thượng uyển. Vật dụng Hoàng gia. Phòng ngủ công chúa. Phòng lưu giữ vật phẩm săn bắn của quý tộc. Cảnh sát tuần tra.
 Một mặt của Lâu đài Blois. Di sản luôn được tôn tạo, trùng tu. Cỗ xe ngựa và yên cương Hoàng gia. Tác giả trên tầng thượng lâu đài, bên dưới là khu vườn thượng uyển. Vật dụng Hoàng gia. Phòng ngủ công chúa. Phòng lưu giữ vật phẩm săn bắn của quý tộc. Cảnh sát tuần tra.

  Cỗ xe ngựa và yên cương Hoàng gia.

 Một mặt của Lâu đài Blois. Di sản luôn được tôn tạo, trùng tu. Cỗ xe ngựa và yên cương Hoàng gia. Tác giả trên tầng thượng lâu đài, bên dưới là khu vườn thượng uyển. Vật dụng Hoàng gia. Phòng ngủ công chúa. Phòng lưu giữ vật phẩm săn bắn của quý tộc. Cảnh sát tuần tra.

  Tác giả trên tầng thượng lâu đài, bên dưới là khu vườn thượng uyển.

 Một mặt của Lâu đài Blois. Di sản luôn được tôn tạo, trùng tu. Cỗ xe ngựa và yên cương Hoàng gia. Tác giả trên tầng thượng lâu đài, bên dưới là khu vườn thượng uyển. Vật dụng Hoàng gia. Phòng ngủ công chúa. Phòng lưu giữ vật phẩm săn bắn của quý tộc. Cảnh sát tuần tra.

 Vật dụng Hoàng gia.

 Một mặt của Lâu đài Blois. Di sản luôn được tôn tạo, trùng tu. Cỗ xe ngựa và yên cương Hoàng gia. Tác giả trên tầng thượng lâu đài, bên dưới là khu vườn thượng uyển. Vật dụng Hoàng gia. Phòng ngủ công chúa. Phòng lưu giữ vật phẩm săn bắn của quý tộc. Cảnh sát tuần tra.

 Phòng ngủ công chúa.

 Một mặt của Lâu đài Blois. Di sản luôn được tôn tạo, trùng tu. Cỗ xe ngựa và yên cương Hoàng gia. Tác giả trên tầng thượng lâu đài, bên dưới là khu vườn thượng uyển. Vật dụng Hoàng gia. Phòng ngủ công chúa. Phòng lưu giữ vật phẩm săn bắn của quý tộc. Cảnh sát tuần tra.

 Phòng lưu giữ vật phẩm săn bắn của quý tộc.

 Một mặt của Lâu đài Blois. Di sản luôn được tôn tạo, trùng tu. Cỗ xe ngựa và yên cương Hoàng gia. Tác giả trên tầng thượng lâu đài, bên dưới là khu vườn thượng uyển. Vật dụng Hoàng gia. Phòng ngủ công chúa. Phòng lưu giữ vật phẩm săn bắn của quý tộc. Cảnh sát tuần tra.

 Cảnh sát tuần tra.

Các tin khác