Quốc hội tiếp tục thảo luận tình hình kinh tế-xã hội

Theo chương trình làm việc, buổi sáng, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế-xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015.   Buổi chiều, Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2014; dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2015.
 

Ngày 31/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế-xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015. Buổi thảo luận được truyền hình trực tiếp.

Theo chương trình làm việc, buổi sáng, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế-xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015.

Buổi chiều, Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2014; dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2015.

Phiên thảo luận tình hình kinh tế-xã hội được Quốc hội thảo luận tại hội trường bắt đầu từ ngày 30/10.

Vấn đề nhiều đại biểu quan tâm là việc kiểm soát nợ công, xử lý nợ xấu, việc sử dụng vốn ODA hiệu quả; một số đại biểu đề cập tới vấn đề tăng trưởng kinh tế, công tác áp dụng KHKT vào nông nghiệp…

Phát biểu tại phiên thảo luận (chiều 30/10), trước sự quan tâm của nhiều đại biểu Quốc hội về nợ công, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định nợ công sẽ không vượt giới hạn Quốc hội cho phép; Chính phủ sẽ tăng cường hiệu quả, hiệu lực các dự án đầu tư từ nợ công, tiến tới giảm dần bội chi ngân sách xuống 4% vào năm 2020.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết những năm qua, do nhu cầu đầu tư để phát triển của đất nước là rất lớn, lại vào đúng lúc kinh tế thế giới gặp khó khăn, tăng trưởng trong nước thấp hơn kế hoạch nên phải tăng cường đi vay để phục vụ cho đầu tư phát triển.

Vốn vay đã bổ sung nguồn tiền đáng kể để đầu tư các dự án trọng điểm, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.

Nhận định áp lực trả nợ công cao trong 2 năm tới, nhưng Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định dư nợ công nước ta vẫn trong giới hạn cho phép của Quốc hội, chiến lược nợ công của Chính phủ. Tuy nhiên bội chi ngân sách sẽ giảm dần xuống còn 4% vào năm 2020.

Các tin khác