“Trú ẩn” với CP dược

Đối với các NĐT trung và dài hạn, nhóm CP dược được xem là CP “trú ẩn” cho dòng tiền, bởi đây là ngành có tính phòng thủ cao. Và sự lựa chọn này đang được nhiều NĐT chú trọng trong bối cảnh TTCK trồi sụt thất thường như hiện nay.

Đối với các NĐT trung và dài hạn, nhóm CP dược được xem là CP “trú ẩn” cho dòng tiền, bởi đây là ngành có tính phòng thủ cao. Và sự lựa chọn này đang được nhiều NĐT chú trọng trong bối cảnh TTCK trồi sụt thất thường như hiện nay.

Triển vọng lạc quan

Việt Nam được đánh giá là một thị trường dược phẩm hấp dẫn với các đặc điểm quy mô dân số khá lớn, tăng nhanh và ý thức bảo vệ sức khoẻ của người dân ngày càng được nâng cao. Việt Nam hiện xếp ở vị trí thứ 13/175 quốc gia trên thế giới về tốc độ tăng trưởng ngành dược với bình quân khoảng 17-20%/năm (giai đoạn 2009-2013). Con số này cao hơn mức 10-14% của các nước đang phát triển và 2% của thế giới.

Về dài hạn, theo dự báo của Tổ chức Nghiên cứu thị trường Anh Quốc (BMI), tốc độ tăng trưởng bình quân (CAGR) của ngành dược Việt Nam giai đoạn 2014-2017 ở mức 5,5%/năm. Đặc biệt, mặc dù thuộc nhóm 3 (nhóm nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất) trong số 17 các quốc gia có ngành công nghiệp dược đang phát triển trên thế giới, nhưng chi tiêu thuốc bình quân đầu người vẫn đang ở mức thấp, chỉ hơn 30USD/người/năm, so với 96USD của các nước đang phát triển và 186USD của thế giới. Dự báo, tổng chi tiêu thuốc cả nước sẽ tăng trưởng bình quân 15,5%/năm trong giai đoạn 2014-2017.

Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên hiệp quốc (UNCTAD), Việt Nam xếp 3/4 về mức độ phát triển của ngành công nghiệp dược. Tức chỉ dừng ở việc có nền công nghiệp dược nội địa, có sản xuất thuốc generic, xuất khẩu được một số sản phẩm so với mức độ cao nhất (mức độ 4) là sản xuất được nguyên liệu và phát minh thuốc mới.

Sản phẩm nội địa chủ yếu vẫn là thuốc generic, giá trị thấp và tập trung ở các dòng thuốc thông thường. Phân khúc các sản phẩm đặc trị, chuyên khoa còn kém phát triển bởi trình độ phát triển của ngành dược Việt Nam chưa cao. Do đó, sản xuất thuốc trong nước hầu như chỉ mới đáp ứng được 50% nhu cầu tiêu dùng, phần còn lại phải thông qua nhập khẩu.

Ngày 10-1-2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 68/QĐ- TTg phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến 2020.

Định hướng ưu tiên phát triển ngành dược nội địa lại một lần nữa được đề cập với mục tiêu đưa tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước trên tổng giá trị thuốc từ 50% như hiện tại lên 80% trong 2020. Trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%. Dù thách thức là không nhỏ nhưng cũng có thể xem đây là cơ hội cho các công ty dược trong nước.

Trú ẩn an toàn

Đến thời điểm hiện tại, một số doanh nghiệp trong ngành đã công bố kết quả kinh doanh quý III. Theo thống kê của CTCK Rồng Việt (VDSC), lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp này đều ghi nhận mức tăng trưởng khá (từ 4-45%) so với cùng kỳ, ngoại trừ CTCP Dược Hậu Giang (DHG).

Nguyên nhân do DHG đã ghi nhận khoản lợi nhuận đột biến từ chuyển nhượng thương hiệu Eugica (khoảng 122 tỷ đồng) trong 9 tháng năm 2013. Tuy nhiên, nếu loại trừ khoản thu nhập bất thường này, DHG vẫn có tốc độ tăng trưởng khoảng 9% so với cùng kỳ.

Mặt khác, biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp đều cải thiện đi kèm với việc kiểm soát tốt chi phí bán hàng và chi phí quản lý đang được các doanh nghiệp chú trọng. Với những yếu tố tích cực này, việc hoàn thành kế hoạch năm 2104 trong khả năng của các doanh nghiệp.

Đặc biệt theo yếu tố mùa vụ, doanh thu trong quý IV sẽ được đẩy mạnh hơn. Với ước tính P/E dựa trên kế hoạch lợi nhuận sau thuế trong năm nay, VDSC cho rằng các doanh nghiệp đều có mức P/E thấp hơn so với trung bình ngành (khoảng 15,65x). Điều này cho thấy nhóm CP dược trở nên hấp dẫn hơn trong bối cảnh thị trường trồi sụt thất thường như hiện tại.

Ảnh: LONG THANH

 Ảnh: LONG THANH

Với đặc thù này, nhóm CP dược được xếp vào nhóm CP “trú ẩn” những khi TTCK biến động thất thường. Thực tế, trong những phiên suy giảm nặng nề của thị trường trong thời gian gần đây, nhóm CP này gần như không bị tác động, thậm chí còn tăng giá trong những phiên thị trường giảm sâu.

Đơn cử mã DHG. Nếu tính từ mốc đầu năm 2014 đến nay, mã CK này chỉ có duy nhất 2 phiên giảm sàn và phiên giảm 22% do giao dịch không hưởng quyền phát hành CP thưởng với tỷ lệ 3:1. Trường hợp nữa là CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP).

Doanh nghiệp này có sự sụt giảm doanh thu từ ETC do ảnh hưởng từ quy định đấu thầu mới (doanh thu ETC chiếm hơn 70% tổng doanh thu). Với tiêu chí lựa chọn thuốc trúng thầu ưu tiên theo giá, IMP và các công ty sản xuất dược khác trong nước vốn đầu tư cho chất lượng sản phẩm sẽ không có lợi thế về giá khi dự thầu.

Dù gặp bất lợi về doanh thu nhưng giá CP IMP kể từ đầu năm 2014 cũng chỉ có 2 phiên giảm sàn và 1 phiên giảm điều chỉnh nhận CP thưởng với tỷ lệ 2:1. Như vậy, nếu nắm giữ IMP từ đầu năm 2014 đến nay, NĐT cầm chắc khoản lợi nhuận tương đương 50%. 

Các tin khác