Dẫn vốn vào nông nghiệp, nông thôn

Bơm vốn vào lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn (NN-NT) đang là một chính sách của NHNN, không chỉ NHTM quốc doanh mà các NHTMCP cũng bắt đầu nhận thấy tiềm năng của lĩnh vực này và ra sức khai thác. Tuy nhiên, muốn gia tăng sức ảnh hưởng trong lĩnh vực này, ngoài việc hỗ trợ vốn NH còn phải đồng hành, chia sẻ với doanh nghiệp (DN) và người nông dân mới có thể phát triển bền vững.

Bơm vốn vào lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn (NN-NT) đang là một chính sách của NHNN, không chỉ NHTM quốc doanh mà các NHTMCP cũng bắt đầu nhận thấy tiềm năng của lĩnh vực này và ra sức khai thác. Tuy nhiên, muốn gia tăng sức ảnh hưởng trong lĩnh vực này, ngoài việc hỗ trợ vốn NH còn phải đồng hành, chia sẻ với doanh nghiệp (DN) và người nông dân mới có thể phát triển bền vững.

Cạnh tranh đưa vốn NN-NT

Thống kê trong giai đoạn 2011-2013, dù tăng trưởng tín dụng chung có phần chậm lại nhưng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực NN-NT vẫn có mức tăng. Năm 2012, tăng trưởng tín dụng chung chỉ đạt 8,9%, nhưng tăng trưởng tín dụng NN-NT tăng 8%; năm 2013, dư nợ cho vay NN-NT của các tổ chức tín dụng (TCTD) đạt gần 672.000 tỷ đồng, tăng 19,67% so với cuối năm 2012, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng 12,51% của toàn hệ thống.

Trong báo cáo của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, tính đến cuối tháng 10-2014, dư nợ cho vay phục vụ NN-NT của các TCTD ước đạt 722.380 tỷ đồng, tăng khoảng 7,5% so với cuối năm 2013. Mức tăng trưởng trên không bao gồm dư nợ cho vay của NH chính sách xã hội.

Còn theo NHNN chi nhánh TPHCM, dư nợ tín dụng trong lĩnh vực NN-NT trên địa bàn TPHCM ước năm 2014 tăng khoảng 70-85% so với năm 2013 với số vốn tương đương 35.000-37.000 tỷ đồng. Riêng Agribank, 8 tháng đầu năm với tổng dư nợ đạt hơn 500.000 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay NN-NT chiếm đến 387.000 tỷ đồng.

Trong Nghị quyết 01, Nghị quyết 02 ban hành vào năm 2013, bên cạnh xuất khẩu, lĩnh vực NN-NT cũng được xem là một trong những trụ cột chính trong chính sách tín dụng. Trong đó, 5 NHTM quốc doanh tham gia hỗ trợ vốn chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết 14/NQ-CP đã thiết kế các sản phẩm tín dụng với điều kiện rất cạnh tranh để thu hút khách hàng.

Phía các NHTMCP cũng cho thấy tăng cường chạy nước rút trong lĩnh vực này. Nếu trước đây cho vay NN-NT chủ yếu tập trung ở các NH khu vực nông thôn, thì hiện các NH “thành thị” đã tấn công ngày càng sâu với nhiều sản phẩm tín dụng chấp nhận tài trợ đến 80% nhu cầu vốn.

Tại DongABank, thúc đẩy tín dụng NN-NT được đưa vào chiến lược phát triển của NH và nửa đầu năm 2014 đạt doanh số cho vay NN-NT hơn 3.000 tỷ đồng chấp nhận hỗ trợ tài chính với mức vay lên tới 90% nhu cầu vốn cần thiết và 70% trị giá tài sản thế chấp. Với HDBank, cam kết hỗ trợ các hộ nông dân vay sản xuất với tỷ lệ vay lên tới 100% nhu cầu vốn cần thiết và tối đa 80% giá trị tài sản thế chấp. Để khai thác triệt để, một số NH đã thành lập các nhóm cán bộ tín dụng chỉ chuyên tìm kiếm và cho vay khách hàng thuộc lĩnh vực NN-NT.

Cần đồng hành, chia sẻ

Theo ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc SCB, hiện nay sản xuất trong nước rất yếu, ngành công nghiệp phụ trợ và các ngành khác rất khó khăn. Các DN này đang có nền tảng rất yếu, muốn vực dậy cần phải có một số vốn lớn. Nhưng điều này đi kèm với rủi ro cao nên các NH không mạnh dạn cho vay như trước. Do vậy NHTM đang trông cậy tăng trưởng tín dụng đối với các sản phẩm nông sản, thủy hải sản, đây là những sản phẩm nước ngoài không cạnh tranh được.

Có thể những sản phẩm này bị mất ở đoạn phân phối, nhưng Việt Nam chủ động nắm được nguồn nguyên liệu, vì vậy nông nghiệp vẫn là ngành thế mạnh để khai thác. Cho vay NN-NT tuy cũng có rủi ro, vì đây là ngành thương mại nên tài sản đảm bảo hạn chế, người vay thường thế chấp bằng hàng hóa. Nhưng điều này có thể khắc phục thông qua hoạt động giám sát quản lý dòng tiền, kho hàng, lịch sử vay vốn của DN. Trước đây, khi cho vay NN-NT các NH thường e ngại vấn đề thiên tai, mất mùa, nhưng thực sự cũng ít khi nào tình trạng mất mùa diễn ra liên tục nhiều năm liền nên khả năng nông dân hay DN vay vốn sản xuất nông nghiệp trả được nợ vẫn cao.

Nhiều ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn. Ảnh: LONG THANH

Nhiều ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn. Ảnh: LONG THANH

Tuy nhiên, lãnh đạo một NHTM chia sẻ, nếu muốn gắn bó lâu dài với các DN trong lĩnh vực NN-NT, NH cũng phải xây dựng uy tín với khách hàng. Trước đây, ở các tỉnh miền Trung và Tây nguyên, các NH nước ngoài rất quan tâm đầu tư vào ngành cà phê, nhưng khi cà phê gặp khó, các NH nước ngoài lập tức ngưng hạn mức cho vay và rút khỏi khu vực này.

Đợt “bão” đó đã quét gần hết các DN yếu trong ngành cà phê. Sau đó các DN bắt đầu thận trọng hơn khi làm việc với NH, bởi họ nhận ra không phải chi phí rẻ là quan trọng mà quan trọng là khi khó khăn NH vẫn đồng hành, chia sẻ với DN. 

Các tin khác