Cơ hội bị chối từ

Có thể thấy vài năm trở lại đây, nắm bắt nhu cầu mua sắm đồ dùng trẻ em ngày càng tăng cao của các bậc phụ huynh, cửa hàng cung cấp sản phẩm cho mẹ và bé mọc lên ngày càng nhiều. Và mô hình kinh doanh này dường như đang khá thành công, bất chấp khó khăn chung của nền kinh tế. Minh chứng là tốc độ phát triển theo chuỗi những cửa hàng này đang khá nhanh.

Từ ngày 30-10 đến 1-11 tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn diễn ra triển lãm quốc tế đầu tiên chuyên về sản phẩm và dịch vụ dành cho mẹ và bé. Tham gia triển lãm có 140 gian hàng thuộc 93 công ty đến từ 16 quốc gia và vùng lãnh thổ như Đan Mạch, Thụy Điển, Đức, New Zealand, Anh, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Có thể thấy vài năm trở lại đây, nắm bắt nhu cầu mua sắm đồ dùng trẻ em ngày càng tăng cao của các bậc phụ huynh, cửa hàng cung cấp sản phẩm cho mẹ và bé mọc lên ngày càng nhiều. Và mô hình kinh doanh này dường như đang khá thành công, bất chấp khó khăn chung của nền kinh tế. Minh chứng là tốc độ phát triển theo chuỗi những cửa hàng này đang khá nhanh.

Song hành với đó là hình thức kinh doanh online cũng đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm hiện nay là trong những chuỗi cửa hàng đồ dùng, dịch vụ dành cho mẹ và bé này, lượng hàng Việt Nam đang chiếm bao nhiêu phần trăm?

Khảo sát qua những chuỗi siêu thị cũng như cửa hàng kinh doanh online, có thể nhận thấy hàng Việt Nam chủ yếu là quần áo và một số rất ít thương hiệu đồ chơi dành cho trẻ nhỏ. Đặc biệt, với đối tượng trẻ sơ sinh đồ chơi do Việt Nam sản xuất rất hiếm. Như vậy, một khoảng trống rất lớn đến từ vô số những sản phẩm nhỏ khác dường như đang bị bỏ ngỏ.

Thực tế, đây không phải câu chuyện mới và đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nhưng không hiểu vì lẽ gì đến nay chúng ta vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu của chính người tiêu dùng trong nước. Nếu đổ lỗi tại thói quen dùng hàng ngoại, có lẽ không còn phù hợp bởi hiện nay người tiêu dùng trong nước đang rất ủng hộ hàng Việt Nam.

Thị trường sản phẩm, dịch vụ dành cho trẻ em của Việt Nam đang trở thành miếng bánh béo bở cho các doanh nghiệp ngoại từng bước chiếm lĩnh. Và triển lãm lần này lại thêm một cơ hội cho hàng ngoại dễ dàng vào Việt Nam hơn. Như vậy, hẳn cuộc cạnh tranh trên lĩnh vực này sẽ càng thêm khốc liệt, mà phần thắng dường như đang nằm gọn trong tay các thương hiệu ngoại.

Theo Công ty Nghiên cứu thị trường FTA, thị trường sản phẩm và dịch vụ dành cho trẻ em tại Việt Nam có doanh số 2,5 tỷ USD/năm và sẽ còn tăng hơn nữa trong tương lai. Hy vọng doanh nghiệp Việt Nam sẽ chiếm lĩnh được phần không quá bé trong thị trường tiềm năng này.

Các tin khác