Thúc đẩy cải cách, nắm bắt cơ hội

Đúng như nhận định trong báo cáo của Chính phủ, sau những nỗ lực của chúng ta, niềm tin trong cộng đồng doanh nghiệp đã bước đầu được khôi phục, dù còn yếu. Trong những năm qua, chúng ta có những trì trệ trong cải cách thể chế, nhưng từ đầu năm đến nay việc cải cách đã có những đột phá. Chúng ta hy vọng những tín hiệu lạc quan này sẽ tạo nên sự đột phá không chỉ trong vài lĩnh vực, mà trở thành làn sóng trong việc tiếp tục cải cách thể chế ở Việt Nam.

Đúng như nhận định trong báo cáo của Chính phủ, sau những nỗ lực của chúng ta, niềm tin trong cộng đồng doanh nghiệp đã bước đầu được khôi phục, dù còn yếu. Trong những năm qua, chúng ta có những trì trệ trong cải cách thể chế, nhưng từ đầu năm đến nay việc cải cách đã có những đột phá. Chúng ta hy vọng những tín hiệu lạc quan này sẽ tạo nên sự đột phá không chỉ trong vài lĩnh vực, mà trở thành làn sóng trong việc tiếp tục cải cách thể chế ở Việt Nam.

Biến niềm tin thành hành động

Đi vào cụ thể hơn, chúng tôi cho rằng bên cạnh sự ổn định kinh tế vĩ mô mà chúng ta đã thực hiện được, sự đột phá về thể chế, đặc biệt việc cải cách thủ tục hành chính vừa qua được đánh giá cao. Trước đây, trong một số kỳ họp Quốc hội, nhiều đại biểu luôn nói rằng báo cáo của Chính phủ chưa bao giờ đặt Việt Nam trong cuộc đua toàn cầu, Việt Nam ở đâu trong nền kinh tế toàn cầu?

Thế nhưng, từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã làm việc này. Dự thảo sửa đổi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư đã đi đến sự khẳng định rằng nếu những tinh thần đó được thực hiện, Việt Nam có thể tăng 50-60 bậc về năng lực cạnh tranh. Theo đó, từ nửa dưới của bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu, Việt Nam có thể vươn lên nhóm 30 nền kinh tế có năng lực cạnh tranh lớn nhất ở một số chỉ tiêu. Việc sửa đổi luật cũng đã đặt chúng ta vào cuộc đua đó.

Nhiều doanh nghiệp hiện này chỉ quan tâm nhiều tới tài chính, nhân sự mà ít chú ý tới các yếu tố nền tảng về chiến lược, quản trị, công nghệ. Chính sự thiếu cân bằng này đã làm doanh nghiệp gặp khó khăn. Vì thế, dù khủng hoảng đã qua đi nhưng chặng đường sắp tới của cộng đồng doanh nhân Việt vẫn còn rất khó khăn. Điều này đòi hỏi các doanh nhân phải thay đổi để hòa nhập được với môi trường kinh doanh quốc tế.

Về cải cách hành chính, Chính phủ đã yêu cầu trong vòng 2 năm phải giảm thời gian nộp thuế hiện hành từ 872 giờ/năm hiện nay xuống 171 giờ/năm - ngang bằng với các nước ASEAN tiên tiến, mức trung bình của ASEAN 6. Nghĩa là chúng ta sẽ chỉ thua Singapore, Brunei, Malaysia và trên Thái Lan, Indonesia. Khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 19 (ngày 18-3-2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia) cùng các chính sách cụ thể khác, cho thấy chúng ta hoàn toàn có thể đạt được các chuẩn mực tiên tiến đó.

Các bước đi nêu trên đã mang lại niềm tin rất lớn cho cộng đồng doanh nghiệp trong việc hướng tới các chuẩn mực của thế giới, trước mắt hướng đến chuẩn mực của các nước ASEAN tiên tiến. Tuy nhiên, niềm tin đó cũng cần phải được hành động trên thực tế.

Ngày 16-10, một công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu của Nhật Bản đã đưa ra kết luận dựa trên điều tra 23.000 doanh nghiệp Nhật Bản. Theo đó, lần đầu tiên các nhà đầu tư Nhật Bản lựa chọn Việt Nam là điểm đến số 1 với 10,9%, bỏ khá xa Trung Quốc với 6,9%.

Điều này cho thấy định hướng trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản, đồng thời thể hiện niềm tin của doanh nghiệp nước này với môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam. Đây cũng là một thông tin rất đáng mừng và điều quan trọng là chúng ta phải duy trì được sự hấp dẫn này trong mắt các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng và các nhà đầu tư nước ngoài nói chung.

Hay việc Samsung chọn Việt Nam là cứ điểm lớn nhất ở nước ngoài, cho thấy họ đã nhìn thấy ở Việt Nam những thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Với việc Samsung cam kết trên 60% công nghiệp hỗ trợ sản xuất tại Việt Nam sẽ kéo theo làn sóng kinh doanh đến từ Hàn Quốc. Với Hoa Kỳ, thời gian gần đây một số quỹ đầu tư cũng đã rậm rịch chuẩn bị cho kế hoạch vào Việt Nam.

Cùng với việc chúng ta gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), cũng như đàm phán tham gia các hiệp định lớn nhất toàn cầu để làm ăn với Nhật Bản, EU, Nga... có thể nói chúng ta đang đứng trước cơ hội trong việc thu hút đầu tư, kinh doanh của nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tạo sự đột phá

Để tiếp tục hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước, điều quan trọng làm sao chúng ta thúc đẩy cải cách, nắm bắt cơ hội để có thể bứt phá. Theo tinh thần của Hiến pháp 2013, Quốc hội đã tiến hành sửa một loạt luật để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.

Điểm đáng chú ý trong đó là việc Quốc hội sẽ thảo luận và thông qua một luật sửa nhiều luật (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật Thuế). Đây là động thái tích cực trong việc rút ngắn thời gian để tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp. Về việc này, chúng tôi cũng đề nghị Quốc hội dành thời gian lưu ý hơn và cho cộng đồng doanh nghiệp được 6 tháng/lần đề xuất sửa các điều luật đang gây cản trở, bất hợp lý, ảnh hưởng không tốt môi trường kinh doanh.

Việc sửa đổi này nên thông qua trong 1 kỳ họp để gia tốc nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập sâu ASEAN sắp đến, hay Việt Nam đang đàm phán tham gia hàng loạt hiệp định thương mại lớn, nên việc sửa đổi càng cần phải đẩy nhanh.

Việt Nam là nước có tỷ lệ người dân tiếp cận internet hàng đầu trong khu vực, thế giới, do vậy việc cải cách thủ tục hành chính cần được đẩy mạnh theo hướng công nghệ hơn. Điều này nếu làm tốt sẽ giảm được tham nhũng, minh bạch hoạt động giữa doanh nghiệp và cơ quan công quyền.

Cùng với đó là chuyển giao các dịch vụ công từ cơ quan hành chính sang các tổ chức xã hội có khả năng làm được để Nhà nước giảm sức của mình, tập trung vào các lĩnh vực khác. Từ đó có thể dành nguồn lực để có thể tăng lương cho bộ máy công chức còn lại, góp phần nâng cao hiệu quả bộ máy nhà nước.

Các tin khác