Thanh khoản & margin

Bất chấp diễn biến không mấy thuận lợi của TTCK trong hơn 1 tháng qua, thanh khoản vẫn duy trì trên dưới 3.000 tỷ đồng/phiên. Đây là một mức cao và gần như chắc chắn có sự tham gia của dòng tiền margin. Câu hỏi đặt ra ở đây là margin đang nuôi thanh khoản, qua đó có thể gọi là nuôi cả TTCK hay không?

Bất chấp diễn biến không mấy thuận lợi của TTCK trong hơn 1 tháng qua, thanh khoản vẫn duy trì trên dưới 3.000 tỷ đồng/phiên. Đây là một mức cao và gần như chắc chắn có sự tham gia của dòng tiền margin. Câu hỏi đặt ra ở đây là margin đang nuôi thanh khoản, qua đó có thể gọi là nuôi cả TTCK hay không?

NĐT kỳ vọng

Thông thường, thanh khoản dao động từ 1.500-2.000 tỷ đồng/phiên được xem là dòng tiền thực, tức các NĐT sử dụng vốn tự có của mình, còn trên mức này sẽ có thêm dòng tiền margin đổ vào. Đây cũng là mức thanh khoản để các CTCK sống được, nghĩa là có lợi nhuận thu về dù không lớn. Với mức thanh khoản này, riêng sàn HOSE thường chiếm khoảng 1.000 tỷ đồng.

Và theo như nhận định của một chuyên gia chứng khoán có uy tín, chừng nào thanh khoản tại HOSE còn trên 1.000 tỷ đồng, chừng đó cơ hội cho TTCK vẫn còn. Như vậy, so với mức thanh khoản chấp nhận được, thanh khoản hiện nay vẫn vượt mức sàn rất nhiều. Trước đây, margin thường tỷ lệ thuận với sự tích cực của TTCK, còn giai đoạn hiện nay lại không.

Thậm chí, theo quan sát từ các CTCK, nhân viên môi giới, tỷ lệ margin vẫn ở mức khá cao trong những ngày qua, dù có những phiên VN Index giảm 10-20 điểm/phiên. Ngoại trừ những ai vào thế phải bán giải chấp, không ít NĐT còn lại vẫn sẵn sàng margin tất tay nếu được, thay vì giảm tỷ trọng CP hay tăng tỷ lệ tiền mặt…

Khi thị trường không thuận lợi, việc CTCK cơi nới margin, thoạt nhìn có vẻ chiều khách và cũng có tác dụng nuôi thanh khoản cho thị trường, nhưng đồng thời cũng sinh ra rủi ro. Và cần phải nhấn mạnh, rủi ro ở đây là NĐT chịu trước tiên, vì với hệ thống của các CTCK hiện nay, việc tiến hành giải chấp nếu xuất hiện rủi ro rất nhanh gọn.

Phải nói rõ, không phải lúc nào margin cũng đi kèm với rủi ro, ngược lại nếu biết cách phân bổ danh mục (hay còn gọi là đi tiền) chuẩn xác, hiệu quả tăng lên rõ rệt. Một trong những cách đi tiền được xem tương đối an toàn là mua CP có nền tảng cơ bản tốt, chấp nhận giữ dài hạn, sau đó dùng số CP này như tài sản đảm bảo để sử dụng margin mua những CP hot.

Với cách này, NĐT vừa đạt được mục tiêu đa dạng hóa danh mục, cũng là giảm thiểu rủi ro, vừa đảm bảo khả năng sinh lời trong nhiều thời điểm. Chẳng hạn, trong những phiên giảm, nếu NĐT mua vào những CP giảm mạnh, khi phục hồi những CP này chạy trước tiên.

Trường hợp những CP này chưa về đến tài khoản và giảm tiếp, có thể bán ra những CP cơ bản tốt, với tốc độ mất giá thấp hơn để cân đối tài sản/nợ. Tất nhiên, rủi ro vẫn tồn tại trong trường hợp những CP với mục tiêu nắm giữ dài hạn đột ngột giảm chừng 10% hoặc 2 phiên sàn.

Thêm một lý do quan trọng khiến NĐT mạnh dạn hơn trong việc sử dụng margin là kỳ vọng rất lớn vào TTCK khi nhiều ý kiến vẫn đánh giá thị trường còn diễn biến tích cực trong trung, dài hạn theo sự khả quan của kinh tế vĩ mô.

“Quả trứng và con gà”

Lập luận theo góc độ trên sẽ thấy kỳ vọng thị trường tốt là yếu tố tiên quyết để NĐT bám trụ, tức kỳ vọng tạo ra thanh khoản, từ thanh khoản mới thúc đẩy margin, không phải margin kéo thanh khoản. Tuy nhiên, nếu nhìn ở sự vận hành của một số CP nóng, nhận định này có thể rẽ sang hướng khác.

Có những CP hot hiện nay được suy đoán ngoài những thông tin liên quan như kết quả kinh doanh, các bài vở như tái cấu trúc, lợi nhuận đột biến, còn có cả việc được nuôi thanh khoản. Với nhiều NĐT, CP tốt chưa đủ, bởi khi thị trường tốt, có khi nhìn khoảng 700 CP niêm yết, đâu cũng ra những mã tốt, ở đây còn phải có thanh khoản.

Thanh khoản được đảm bảo, dù có lỗ cũng có đường chạy. Đó là lý do thanh khoản của CP được nuôi, mà đã nuôi phải lớn dần nhìn mới ổn, trong khi đó người nuôi không phải lúc nào cũng đủ tiền, nên tất yếu dẫn đến việc phải sử dụng margin. CP công bố tin tốt, thanh khoản tăng, là điều kiện lý tưởng để thu hút thêm dòng tiền bên ngoài. Và dòng tiền bên ngoài khi chứng kiến CP nóng cũng sẵn sàng margin để tham gia cuộc chơi, margin - thanh khoản cứ thay nhau tăng lên.

Trong điều kiện thị trường bình thường, CP còn bài vở tin tốt, có lẽ margin sẽ có tác dụng nuôi thanh khoản, qua đó nuôi luôn cả hấp lực của CP. Nếu có nhiều CP cũng như vậy, có thể kết luận ngược lại rằng margin đang nuôi thanh khoản, qua đó nuôi luôn thị trường.

Nhưng khác với lập luận có thể gọi là thuận và mang tính nền tảng là thị trường tốt dẫn đến margin tăng, việc margin nuôi thanh khoản để duy trì sức nóng cho CP, cho thị trường lại ẩn chứa những rủi ro tiềm tàng. CP có thể được mông má đến một mức phi lý nào đó, nhưng cũng không thể duy trì mãi và cũng có giới hạn. Chẳng hạn, sau bài tái cấu trúc, bán tài sản, yêu cầu doanh thu, lợi nhuận phải tăng, nợ giảm...

Nếu các yếu tố này không được đảm bảo, hoặc kém hơn so với kỳ vọng, NĐT sẽ chán CP và bán ra. Để duy trì thanh khoản, thậm chí giữ giá CP, bên nuôi (nếu có) sẽ phải hứng hàng, lực xả càng lớn, cần có nhiều tiền để mua, có thể đẩy dòng tiền margin tăng cao. Nhưng nếu mua xong nhưng không có cách nào để bán lại từ hòa vốn tới có lãi, xem chừng nan giải.

Trường hợp nếu không đủ sức nuôi và giữ để thị trường quyết định, có lẽ người này bán, kéo theo người kia bán, hôm nay bán, hôm sau bán, hệ quả như thế nào ai cũng thấy. Ở đây cũng có thể có trường hợp, nếu nhà cái muốn giá CP giảm, có khi không cần bán ra, hay đè giá, chỉ cần không nuôi thanh khoản một thời gian là giá tự động giảm. Nói đến đây để thấy rằng margin nuôi thanh khoản vẫn có thể xảy ra, vẫn có những tác dụng nhất định, nhưng đi kèm là sự giả tạo, thậm chí thổi phồng và rủi ro chồng lên nhau.

Trong một chừng mực nào đó, chuyện thanh khoản hay margin, cái nào có trước, cái nào là nguyên nhân, hệ quả cũng như con gà với quả trứng. Và nói đến chuyện này, cũng không thể không nói đến động thái của các CTCK trong việc bơm margin cho NĐT.

Công thức phổ biến nhất là thị trường tốt, CTCK cơi nới margin và siết khi thị trường xấu. Tuy nhiên, quan điểm tốt xấu nhiều khi cũng có phân định, chẳng hạn như lúc này. So với cách đây 2 tháng, TTCK không thể sôi động bằng, nhưng cũng có thể xem là tốt bởi giá đã giảm hấp dẫn. Từ sự khác biệt này, dẫn đến việc các CTCK sẽ có chủ trương bơm hay siết margin khác nhau.

Trường hợp CTCK bơm margin ngay khi thị trường chớm lên, một mặt vừa có thể giúp NĐT tăng lợi nhuận, mặt khác cũng giúp thị trường tăng thanh khoản. Nhưng ngược lại, khi thị trường không tốt, hoặc chưa phải lúc tăng, việc bơm margin dễ khiến NĐT say máu, sử dụng quá đà, vừa phải chịu lãi suất, vừa thua lỗ và có thể dẫn đến sai lầm hàng loạt.

Các tin khác