Thiệt hại kinh tế từ Ebola

Trong khi hàng ngàn nhân viên y tế đang ra sức kiểm soát virus gây chết người này ở Tây Phi, các Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh cùng những tổ chức y tế đang nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh ở Hoa Kỳ, thì các nhà phân tích kinh tế và một số người khác lại đang cố gắng ước tính - hay "xây dựng mô hình" theo ngôn ngữ của phố Wall - hậu quả tiềm ẩn của virus này đối với nền kinh tế toàn cầu.

Trong khi hàng ngàn nhân viên y tế đang ra sức kiểm soát virus gây chết người này ở Tây Phi, các Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh cùng những tổ chức y tế đang nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh ở Hoa Kỳ, thì các nhà phân tích kinh tế và một số người khác lại đang cố gắng ước tính - hay "xây dựng mô hình" theo ngôn ngữ của phố Wall - hậu quả tiềm ẩn của virus này đối với nền kinh tế toàn cầu.

Chủ đề nhiều người ở phố Wall gần đây đang ráo riết thảo luận không phải là thị trường chứng khoán bất ổn, mà là dịch bệnh Ebola. Theo nghiên cứu mới của Ngân hàng Thế giới, mô hình dự báo chuẩn nhất cho rằng kinh tế có thể sẽ sụt giảm đến 32,6 tỷ USD vào cuối năm 2015 nếu “dịch bệnh lan sang các nước láng giềng” vượt khỏi Liberia, Guinea, và Siera Leone.

Ước tính trên do John Panzer và Francisco Ferreira thuộc Ngân hàng Thế giới thực hiện về thiệt hại kinh tế do Ebola gây ra. Theo 2 ông, trong một khoảng thời gian rất ngắn, giả sử dịch Ebola được kiểm soát, không lây lan và thiệt hại kinh tế sẽ ở mức thấp, khoảng 359 triệu USD. Nhưng 2 nhà nghiên cứu lo lắng nhiều hơn khi xem xét tình hình kinh tế sau năm 2015. Họ đã xây dựng "Chỉ số ảnh hưởng của Ebola". Đây là chỉ số cho biết châu Phi, châu Âu và Hoa Kỳ có thể bị Ebola tác động như thế nào.

Họ xây dựng 2 kịch bản chỉ cách ứng phó cho các chính phủ và mọi người. Kịch bản đầu - kịch bản tốt - dự tính số ca nhiễm sẽ không vượt quá con số 20.000 cho đến khi virus Ebola được kiểm soát. Kịch bản xấu: Các chính phủ sẽ phạm hàng loạt lỗi và dẫn đến số ca nhiễm Ebola lên đến 200.000. Theo đó, thiệt hại sẽ là 32,6 tỷ USD. Ước tính trên chưa tính đến các thiệt hại sau tháng 12-2015, cũng như không tính đến việc dịch bệnh lan ra thành đại dịch ở quy mô toàn cầu.

Thế giới có thể mất 32 tỷ USD nếu dịch bệnh Ebola không kiểm soát được.

Thế giới có thể mất 32 tỷ USD nếu dịch bệnh Ebola không kiểm soát được.

Chủ đề Ebola cũng trở thành mối quan tâm hàng đầu ở hội nghị thường niên của Quỹ tiền Tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới ở Washington vừa qua. Bà Christine Lagarde, Giám đốc quản lý IMF, đã đeo một huy hiệu in dòng chữ: "Cô lập Ebola, đừng cô lập các quốc gia" và kêu gọi cử tọa: “Chúng ta nên hết sức cẩn thận để không làm kinh sợ cả thế giới về vấn đề của châu Phi”. Bởi thiệt hại kinh tế của sự sợ hãi cao hơn rất nhiều so với chi phí y tế và có thể sẽ là cái giá đắt nhất.

Theo đó, hậu quả kinh tế sẽ xảy ra khi sự sợ hãi và lo lắng làm cho người ta thay đổi hành vi. Nếu người tiêu dùng và doanh nghiệp cắt giảm chi phí bằng cách ít đi máy bay, thay đổi kế hoạch nghỉ mát hoặc thay đổi các đầu mối kinh doanh trong một thế giới liên kết như hiện nay, tăng trưởng GDP sẽ tụt xa hơn nữa. Trong khi đó, cổ phiếu của các hãng hàng không như United và American  Airlines đã tụt giảm khi một số nhà đầu tư bắt đầu lo lắng về triển vọng cấm bay đối với các hãng hàng không từ Tây Phi đến châu Âu và Hoa Kỳ.

Andrew Zarnett, chuyên viên phân tích ở Deutsche Bank, đã báo cáo về tác động tiềm năng của dịch Ebola và so sánh với chi phí kinh tế của dịch SARS. SARS đã khiến các hãng hàng không châu Á thiệt hại khoảng 6 tỷ USD vào năm 2003. Không một ai có thể tính toán đầy đủ chi phí dành cho hệ thống chăm sóc y tế như đào tạo, thử nghiệm thuốc, điều trị, tiêu hủy chất thải y tế, cùng với những giường bệnh trống trong các vùng bị cô lập.

Tất nhiên, hiểm họa kinh tế lớn nhất nằm ở sự cô lập về mặt kinh tế đối với các quốc gia. “Dù vô tình hay cố ý, đó vẫn thực sự là một lệnh cấm vận kinh tế” - Kaifala Marah, Bộ trưởng Tài chính Sierra Leone, cho biết về việc đất nước của ông hoàn toàn bị cắt đứt với thế giới bên ngoài.

Các tin khác