Khối ngoại chờ cơ hội cổ phần hóa

Hội nghị thường niên các NĐT VinaCapital diễn ra tuần qua đã thu hút hàng trăm NĐT đến từ các quốc gia, trong đó có 20 tên tuổi lớn đến từ châu Âu, Nhật Bản... Không ít NĐT đã đầu tư vào Việt Nam đang chờ cơ hội để giải ngân thêm và dường như họ đang chờ kế hoạch cổ phần hóa (CPH) Việt Nam.

Hội nghị thường niên các NĐT VinaCapital diễn ra tuần qua đã thu hút hàng trăm NĐT đến từ các quốc gia, trong đó có 20 tên tuổi lớn đến từ châu Âu, Nhật Bản... Không ít NĐT đã đầu tư vào Việt Nam đang chờ cơ hội để giải ngân thêm và dường như họ đang chờ kế hoạch cổ phần hóa (CPH) Việt Nam.

Tiếp tục tạo môi trường thuận lợi

 

Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, dự kiến năm 2014 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước ta tăng 4,5-4,6%; tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 12%; vốn đăng ký FDI  14-15 tỷ USD, giải ngân 11-12 tỷ USD; GDP tăng trưởng 5,8%...

Năm 2015, Chính phủ sẽ thực hiện các giải pháp đồng bộ để đạt mục tiêu: GDP tăng 6,2%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10% (nhập siêu ở mức 5%); CPI khoảng 5%; FDI thực hiện khoảng 9 tỷ USD... Để đạt các mục tiêu trên, Chính phủ tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững.

Trong đó tập trung vào 3 lĩnh vực quan trọng là đầu tư công, hệ thống tài chính-ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh việc CPH DNNN, theo hướng DNNN sẽ hạn chế tham gia vào những lĩnh vực khu vực tư nhân có thể đảm đương, kể cả cung ứng dịch vụ công.

Trong tổng số 432 DNNN dự kiến CPH trong năm 2014-2015, có 348 doanh nghiệp đã thành lập ban chỉ đạo, 247 doanh nghiệp đang tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp, 88 doanh nghiệp có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, 55 doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án CPH và 32 doanh nghiệp đã bán cổ phần lần đầu.

Sẽ có rất nhiều cơ hội đầu tư kinh doanh được mở ra cho khu vực tư nhân, gồm cả lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công theo mô hình đối tác công tư (PPP) hiện đang có nhu cầu lên tới hàng chục tỷ USD. Đây cũng là cơ hội rất tốt cho các NĐTNN đổ tiền vào các dự án ưu tiên thu hút đầu tư theo đúng chủ trương của Chính phủ".

Ông Hoàng Trung Hải,
Phó Thủ tướng Chính phủ

Cũng theo Phó Thủ tướng, Chính phủ đã và đang tích cực chỉ đạo để hoàn thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực đầu tư với mục đích tạo môi trường thuận lợi tối đa cho các NĐT, khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất chế tạo, chế biến.

Bên cạnh đó, Chính phủ, các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương luôn quan tâm và hỗ trợ hoạt động của các NĐTNN tại Việt Nam, thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại với các NĐT để tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động, từ đó có các biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Niêm yết càng sớm càng tốt

Ông Don Lam, Tổng giám đốc VinaCapital, cho biết qua các cuộc tiếp xúc, NĐTNN chưa thấy lãnh đạo nơi nào cởi mở trong việc trao đổi về việc đầu tư như ở Việt Nam. Đây là tín hiệu tích cực đầu tiên được nhiều NĐT quan tâm. Liên quan đến việc CPH, ông Andy Ho, Giám đốc điều hành kiêm Trưởng bộ phận đầu tư VinaCapital, cho rằng đây là nội dung rất được NĐT quan tâm trước những điển hình thành công sau khi CPH của Vinamilk, Dược Hậu Giang...

Tuy nhiên, NĐTNN cũng lo ngại một số yếu tố, là tại sao tốc độ CPH lại chậm?; thông tin cung cấp cho NĐTNN còn hạn chế. Các NĐT mong sau khi CPH, doanh nghiệp phải niêm yết càng sớm càng tốt, vì niêm yết sẽ thúc đẩy thay đổi mạnh mẽ vấn đề quản trị công ty, từ đó tăng tính hiệu quả và minh bạch hơn trong hoạt động.

Theo ông Don Lam, các NĐTNN đang theo dõi tiến độ CPH của nước ta, trong đó họ quan tâm nhiều đến các dự án phát triển hạ tầng mang tính dài hạn. Điều đó cho thấy các NĐT muốn đặt nền tảng kinh doanh bền vững tại Việt Nam.

Cũng theo ông Andy Ho, nền kinh tế có những dấu hiệu phục hồi đầu tiên; ngành sản xuất phục hồi với chỉ số PMI ở trên mức 50 điểm trong 12 tháng liên tiếp; dòng tiền dồi dào đổ vào TTCK khi lãi suất tiết kiệm giảm; các NĐTNN hoạt động rất tích cực tính từ đầu năm đến tháng 8 do định giá thị trường thấp hơn so với các thị trường khu vực khác.

Dù trong tháng 8 họ chuyển sang bán ròng 15 triệu USD, song đây có thể chỉ là hoạt động chốt lãi ngắn hạn vì lượng bán ròng thấp hơn nhiều so với lượng mua ròng trong giai đoạn tháng 4 đến tháng 7, dù đàm phán TPP chưa hoàn tất và mức giới hạn cổ phần dành cho NĐTNN vẫn đang được xem xét.

Theo VinaCapital, dự báo chỉ số VN Index sẽ tăng trưởng khả quan từ nay đến cuối năm 2014, khoảng 620-650 điểm và tiềm năng tăng trưởng hơn trong năm 2015. Nhận định lạc quan này đến từ việc môi trường đầu tư đã cải thiện đáng kể, lạm phát tăng thấp, lãi suất giảm, chi phí doanh nghiệp giảm và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng trưởng hơn.

Những yếu tố thuận lợi cho thị trường còn đến từ việc NĐT sẽ chuyển từ tiết kiệm sang kênh đầu tư hấp dẫn hơn như chứng khoán, bất động sản. Dự kiến, mức tăng trưởng lợi nhuận cho CP Việt Nam ở khoảng 3% năm 2014 và 10% năm 2015.

Các tin khác