Vì sao luôn nhập siêu từ Trung Quốc?

Trên nền tảng quan hệ kinh tế chính trị từ “bình thường hóa” (1991) đến quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” (2008), quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc phát triển nhanh chóng. Từ giữa thập niên 2000 và từ năm 2004 đến nay Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Trên nền tảng quan hệ kinh tế chính trị từ “bình thường hóa” (1991) đến quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” (2008), quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc phát triển nhanh chóng. Từ giữa thập niên 2000 và từ năm 2004 đến nay Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, nhập siêu tăng nhanh và ngày càng lớn. Các năm 2009 và 2010, nhập siêu từ Trung Quốc chiếm gần như toàn bộ giá trị nhập siêu của Việt Nam; các năm 2011, 2012 và 2013 không chỉ giá trị tuyệt đối rất lớn, mà nhập siêu từ Trung Quốc còn dẫn đến tổng cán cân ngoại thương cân bằng hoặc thậm chí xuất siêu. Theo PGS.TS Bùi Tất Thắng, Viện Chiến lược phát triển, tình trạng nhập siêu do nhiều nguyên nhân, nhưng tựu chung có 3 nguyên nhân cơ bản:

Thứ nhất: Cơ cấu hàng hóa gắn với trình độ công nghệ của ta còn thấp so với Trung Quốc. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là hàng nông sản thô, các sản phẩm khai thác làm nguyên liệu như cao su, sắn, cà phê, chè, hạt tiêu, thủy sản, một số loại quả như vải, nhãn, thanh long; công nghiệp khoáng sản như than đá, dầu thô, một số quặng kim loại; một số không nhiều các sản phẩm công nghiệp gia dụng như giầy dép, hàng may mặc, đồ gỗ, đồ nhựa, linh kiện điện tử…

Nhìn chung, các sản phẩm này đều nằm ở tầng công nghệ thấp. Trong khi đó ở chiều ngược lại, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc về cơ bản tuy không phải loại sản phẩm chứa đựng trình độ công nghệ - kỹ thuật cao theo chuẩn mực thế giới, nhưng cao hơn nhiều công nghệ ngành công nghiệp hiện có của Việt Nam và có giá trị gia tăng lớn hơn.

Cái gọi là sản phẩm chủ chốt của các loại công nghiệp phụ trợ cho nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp mà Việt Nam thiếu vắng, hầu như được bù đắp bởi hàng công nghiệp nhập khẩu từ Trung Quốc.

Hàn Quốc hiện nay có quan hệ buôn bán với Trung Quốc lớn hơn nhiều so với buôn bán giữa Việt Nam và Trung Quốc và Hàn Quốc luôn là nước xuất siêu. Vậy để có được vị thế quan hệ buôn bán với Trung Quốc giống như Hàn Quốc, cần phải có thời gian và có lẽ cần một cách tiếp cận khác với cách mà Việt Nam đang quan hệ kinh tế với Trung Quốc hiện nay.

PGS.TS Bùi Tất Thắng,
Viện Chiến lược phát triển

Đó các loại máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên phụ liệu… để tạo ra rất nhiều sản phẩm công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, như hàng dệt may, giầy dép, đồ điện tử gia dụng…

Chính vì vậy, trên thị trường Việt Nam đâu đâu cũng có thể tìm ra những sản phẩm công nghiệp phục vụ đời sống thường ngày của nền công nghiệp Trung Quốc đang được coi là “đại công xưởng” của thế giới với chất lượng chấp nhận được, mẫu mã phong phú, tiện dụng và nhất là giá cả phải chăng. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam đang phải nhập khẩu một phần giống lúa, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và thức ăn cũng như nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi từ Trung Quốc.

Thứ hai: Giá cả so với sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế chấp nhận được. Theo các nhà kinh doanh, giá cả các loại sản phẩm của Trung Quốc rẻ hơn các sản phẩm cùng loại của các nước khác trên thị trường.

Mặc dù chất lượng một số loại sản phẩm của Trung Quốc thấp hơn các sản phẩm cùng loại nhập từ nước khác, nhưng công năng sử dụng  trong ngắn hạn vẫn đáp ứng được và điều quan trọng là phù hợp với túi tiền của người sử dụng. Điều này không chỉ đúng với các hàng hóa tiêu dùng thường nhật, mà điều đáng quan tâm là phù hợp với các loại hàng hóa như tư liệu sản xuất, các loại máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất.

Thứ ba: Giá trị nhập siêu cao từ Trung Quốc còn có nguyên nhân từ việc Trung Quốc là một trong những nhà thầu lớn tại Việt Nam, nhất là các lĩnh vực khai thác khoáng sản, xây dựng nhà máy nhiệt điện, hóa chất… Trong quá trình thực hiện các gói thầu xây dựng này, hầu hết máy móc, thiết bị đều do Trung Quốc tự cung cấp.

Ngoài 3 nguyên nhân cơ bản còn có các nguyên nhân khác như buôn bán tiểu ngạch qua biên giới, cách thức tiếp thị, cách thức làm thương mại… Việt Nam có đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc dài gần 1.450km, trong đó phía Việt Nam là 7 tỉnh và phía Trung Quốc là 2 tỉnh, với 9 cặp cửa khẩu. Những tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc của Việt Nam đều là những địa điểm tiến hành buôn bán tiểu ngạch, trao đổi các loại hàng hóa. 

Các tin khác