Vì sao Haivl được mua giá 33 tỷ đồng?

Thông tin website haivl.com được Công ty Quảng cáo 24h mua lại với giá 33 tỷ đồng đã khiến không ít người ngạc nhiên. Bởi haivl là trang giải trí theo xu hướng nhảm với những hình ảnh, câu chữ, đoạn video được “chế” lại theo hướng hài hước. Một số người thậm chí còn chưa biết đến haivl là gì. Vậy tại sao lại có giá 33 tỷ đồng?

Thông tin website haivl.com được Công ty Quảng cáo 24h mua lại với giá 33 tỷ đồng đã khiến không ít người ngạc nhiên. Bởi haivl là trang giải trí theo xu hướng nhảm với những hình ảnh, câu chữ, đoạn video được “chế” lại theo hướng hài hước. Một số người thậm chí còn chưa biết đến haivl là gì. Vậy tại sao lại có giá 33 tỷ đồng?

Trang web giải trí Haivl.com ra mắt cách đây hơn 2 năm, tháng 5-2012, do Võ Thanh Quảng, sinh viên Đại học FPT sinh năm 1989, quê ở Nghệ An sáng lập. Ra đời giữa bối cảnh nhiều “đàn anh” có cùng nội dung như như Cab.vn hay Epic.vn, nhưng sau hơn 1 năm, Võ Thanh Quảng đã chọn cho mình con đường phát triển riêng, đi theo mô hình ăn khách của 9Gag.com - một mạng xã hội nổi tiếng thế giới dành cho những người thích cười.

Nội dung trên trang web là những hình ảnh vui, ảnh chế, clip hài hước… do chính những thành viên tham gia (độ tuổi trung bình từ 15-30 tuổi) chia sẻ. Chỉ sau một thời gian ra mắt, Haivl đã thu hút một lượng thành viên đông đảo. Trang fanpage của Haivl được hơn 4,4 triệu lượt yêu thích; 15.700 người theo dõi trên Twitter.

Trên bảng xếp hạng Alexa, Haivl hiện đang đứng thứ 15 tại Việt Nam và nhanh chóng lọt top 15 website được truy cập nhiều nhất, trở thành một hiện tượng trong làng web Việt. Thông tin trên Haivl luôn được cập nhật nhanh chóng bởi chính cộng đồng năng động trẻ, vì vậy nội dung thông tin trên Haivl liên tục được làm mới và diễn đạt một cách gần gũi, trào phúng thu hút hàng triệu người xem. Những hình ảnh, câu chuyện tuy có phần nhạy cảm nhưng lại được nhiều người tìm đọc giải trí.

Ngoài ra, khi truy cập trang web, người đọc cũng có thể thỏa sức sáng tạo nội dung và đăng tải lên website để “hóng” like, comment hay vote của các thành viên khác. Đội ngũ điều hành Haivl cũng “kích thích” sự sáng tạo, nhiệt tình của thành viên khi tung ra các hoạt động bình chọn thành viên (mà theo cách gọi của Haivl là danh hài) được “like” nhiều nhất, “thưởng nóng” bằng tiền mặt hoặc thẻ cào điện thoại cho các “danh hài” có xếp hạng cao nhất…

Giao diện web haivl.com.

Giao diện web haivl.com.

Theo thống kê, tháng gần đây nhất, trang web có khoảng 37 triệu lượt truy cập và trung bình mỗi lượt truy cập đọc khoảng 4,7 trang. Con số này quyết định nhiều đến thu lợi nhuận từ dịch vụ quảng cáo đăng tải trên trang. Một nguồn tin cho biết, trung bình mỗi lượt view trên quảng cáo có giá 40-50 đồng, tùy theo giá biz để tính chi phí cho mỗi quảng cáo.

Vì vậy doanh thu của trang web không hề nhỏ, trung bình khoảng 9 tỷ đồng mỗi năm. Theo một người có thâm niên làm trong ngành quảng cáo trực tuyến, mức giá 33 tỷ đồng cho trang web haivl có vẻ rất hời bởi chỉ cần biết vận hành trong khoảng 2 năm là có thể thu hồi vốn. Một chuyên gia trong ngành đầu tư đánh giá mức giá cho sản phẩm công nghệ thông tin nhìn chung khó đoán định rẻ hay đắt, ngay cả số liệu cũng cần kiểm chứng độ chính xác.

Tuy nhiên đây vẫn được coi là mô hình khởi nghiệp thành công. Bởi cho dù “ nội dung nhảm”, nhưng làm tốt vẫn có cơ hội kiếm tiền. Chính đặc điểm này đã đem lại thành công cho Haivl trong làng web Việt mà nhiều người đang khởi nghiệp muốn học hỏi, gây sự chú ý cho các công ty “thâu tóm”.

Ông Lê Gia Hải, kỹ sư công nghệ thông tin hiện đang làm việc tại Singapore, người đoạt giải 3 trị giá 50.000USD cho ứng dụng (app) về làm việc nhóm, do Samsung tổ chức với quy mô tầm quốc tế, cho biết: “Mặc dù đánh giá cao thành công của haivl, tuy nhiên tôi vẫn kỳ vọng các mô hình khởi nghiệp sẽ ngày càng có những nội dung nghiêm túc hơn thay vì chỉ tập trung vào những yếu tố giải trí kiểu như game, hay những nội dung chế, nhảm.

Theo quan điểm của tôi, sau sự kiện flappy bird hoặc gần đây haivl, dòng vốn từ các doanh nghiệp sẽ đổ nhiều hơn cho những dự án liên quan đến công nghệ, chấp nhận mạo hiểm hơn. Thực chất, về nguồn lực chúng ta không thua kém các quốc gia trong khu vực, vấn đề ở chỗ cần chiến lược, sự đầu tư dài hơi và bài bản hơn”.

Các tin khác