Khối ngoại bán ròng chưa đáng ngại

Theo phân tích của CTCK Bảo Việt (BVSC), bên cạnh lý do mang tính chủ quan đến từ hoạt động chốt lời, việc khối ngoại bán ròng trong khoảng thời gian giữa quý III còn có lý do mang tính khách quan đến từ diễn biến sụt giảm của TTCK thế giới xuất phát từ diễn biến xung đột ở Ukraine, khiến NĐTNN có nhu cầu cân bằng rủi ro, đặc biệt là thông qua 2 quỹ ETF.

NĐTNN bán ròng liên tiếp trong cả 3 tháng của quý III-2014, với giá trị bán ròng ở mức thấp sau khi đã mua ròng với giá trị lớn trong quý II. Điều này cho thấy chiến lược đầu tư linh hoạt của khối ngoại tiếp tục được duy trì bằng việc tích cực mua vào trong giai đoạn thị trường giảm điểm và bán ra khi thị trường tăng điểm.

Theo phân tích của CTCK Bảo Việt (BVSC), bên cạnh lý do mang tính chủ quan đến từ hoạt động chốt lời, việc khối ngoại bán ròng trong khoảng thời gian giữa quý III còn có lý do mang tính khách quan đến từ diễn biến sụt giảm của TTCK thế giới xuất phát từ diễn biến xung đột ở Ukraine, khiến NĐTNN có nhu cầu cân bằng rủi ro, đặc biệt là thông qua 2 quỹ ETF.

Theo thống kê, khối ngoại bán ròng giá trị lớn với các mã trong ngành bất động sản và mua ròng các mã trong ngành dầu khí. Giá trị bán ròng trong ngành bất động sản tăng mạnh trong quý xuất phát chủ yếu từ giao dịch bán tại VIC lên tới hơn 4.200 tỷ đồng, trong đó bán giao dịch khớp lệnh chiếm hơn 74%. Ở chiều ngược lại, ngành dầu khí được khối ngoại mua ròng mạnh nhất chủ yếu đến từ hoạt động mua ròng PVD lên tới 640 tỷ đồng. Ngoài ra, các mã được mua ròng mạnh trong quý III còn có MSN, KDC, HAG, trong khi FLC, PPC và MWG bị bán ròng mạnh.

Tỷ trọng giao dịch của khối ngoại đang trong xu hướng giảm. Cụ thể, so với quý III-2013, tỷ trọng mua  của NĐTNN giảm từ 20% xuống 16% trong khi tỷ trọng bán giảm từ 21% xuống 17%. Điều này cho thấy nguồn vốn nội đã tham gia tích cực hơn vào TTCK trong các quý gần đây, giúp giao dịch toàn thị trường trở nên sôi động và sức ảnh hưởng từ các giao dịch của khối ngoại đang dần giảm bớt.

Mặc dù vậy, với những yếu tố ổn định trở lại của nền tảng kinh tế vĩ mô, mức độ rút vốn khỏi TTCK Việt Nam nhiều khả năng sẽ không lớn so với các thị trường khác. Chính vì vậy, các chuyên gia của BVSC cho rằng những ảnh hưởng sẽ chỉ mang tính thời điểm và ngắn hạn với mức độ tác động không lớn đến xu hướng chủ đạo của thị trường.

Các tin khác