Blue chip khi rủi ro mất lớn

Thật nghịch lý khi GAS (PVGas), CP có giá trị vốn hóa lớn nhất và là blue chip hàng đầu của thị trường, lại đang là CP tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất.

Thật nghịch lý khi GAS (PVGas), CP có giá trị vốn hóa lớn nhất và là blue chip hàng đầu của thị trường, lại đang là CP tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất.

Ngày 9-10, thông tin Petro Vietnam tìm thấy mỏ khí Cá Voi Xanh lớn nhất từ trước đến nay đã khiến GAS tăng trần từ 109.000 đồng/CP lên 116.000 đồng/CP, cùng KLGD đạt 1,05 triệu CP. Nhưng 4 phiên sau đó, GAS giảm liên tục, phiên 15-10 có lúc giảm xuống còn 105.000 đồng, là tác nhân chính khiến VN Index có lúc “thủng” 600 điểm trước khi trở lại mức 108.000 đồng/CP vào cuối phiên.

Tính sơ sơ, NĐT nào mua GAS giá 116.000 đồng/CP bán giá 105.000 đồng/CP, coi như lỗ 11.000 đồng tương ứng cho mỗi CP, tức nếu bỏ ra khoảng 1 tỷ đồng cho GAS đi đứt gần 100 triệu đồng. Nhưng đó là mua bằng vốn tự có, trong khi thực tế GAS lại là một CP có khả năng sử dụng margin đến mức “tẹc ga” bởi 2 lý do: GAS là CP hàng đầu, tình hình kinh doanh tốt, cổ tức đều đặn, thanh khoản ổn định. Kế đến do là CP lớn, nên biến động cũng thường trong phạm vi hẹp, muốn lãi nhiều phải “đôn” margin để tăng tỷ suất lợi nhuận.

Cứ giả sử một NĐT lớn (đã từng có) có khoảng 5 tỷ đồng để mua GAS và sử dụng margin với tỷ lệ vào loại cao là 4:6 để mua GAS giá đỉnh và bán giá đáy như đã nói ở trên, xem như chỉ trong khoảng 1 tuần đã lỗ gần 1,2 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ thua lỗ khoảng 23%.

Những blue chip như GAS đã tạo ra một “thành trì” về niềm tin rất khó giảm mạnh, giảm sàn bởi đây là những CP hàng đầu, nhu cầu lúc nào cũng lớn, nên bán ra nhiều quá rất dễ bị mất hàng. Chưa kể, nếu CP “trụ” giảm sàn, ảnh hưởng đến toàn thị trường giảm rất mạnh.

Như GAS những phiên gần đây giảm mạnh, nhưng kết phiên vẫn không giảm sàn, trong phiên cũng có thể giảm gần đến giá sàn nhưng cuối phiên gượng dậy. Điều này đến nay vẫn đúng, nhưng vẫn có ngoại lệ tại một số thời điểm. Điển hình như VIC trong phiên 25-9 đã giảm sàn, cho dù lực mua trong phiên rất mạnh, nhưng kết thúc phiên vẫn không thể gượng lên mức trên sàn.

Việc VIC giảm sàn đơn giản chỉ là lý do mang tính thị trường, những NĐT có lãi với CP này có thể bán quyết liệt. Vậy nên, lý do có thể không nằm ở tình hình hoạt động của doanh nghiệp, điều này có thể minh chứng qua trường hợp của FPT hồi đầu tháng 5 khi CP này giảm giá từ 5.0 xuống 4.0 chỉ trong 4-5 phiên.

Thực ra FPT vốn là CP có biến động không quá “cập nhật” với thị trường và cũng được nhiều tổ chức nắm giữ. Trong vô số giả thiết NĐT đưa ra lý giải về việc FPT giảm mạnh có 2 lý do đáng chú ý: Thứ nhất, do thị trường chung không thuận lợi nên CP có “cứng” đến đâu cũng phải “gãy”. Thứ hai, một bộ phận NĐT sử dụng margin để mua FPT với kỳ vọng tăng, nhưng đến khi CP này không thể tăng, giảm mạnh áp lực giải chấp tăng lên gấp bội, cỡ nào cũng phải bán.

Blue chip được xem là nơi trú ẩn của NĐT trong điều kiện thị trường chưa hình thành một xu thế tăng rõ rệt. Tuy nhiên, các blue chip lại đang có dấu hiệu “phản bội” lòng tin của NĐT. Điển hình phiên 14-10 nhiều NĐT choáng váng khi lượng hàng bán ra trong khoảng 1 giờ cuối phiên đã khiến những CP được xem là vững vàng nhất cũng phải gục.

Theo lý giải của một loạt nhân viên môi giới, lo ngại về việc TTCK Hoa Kỳ giảm mạnh trong đêm trước đó đã khiến các NĐTNN phải tiến hành bán ra, trong đó có các blue chip, khiến cả thị trường đồng loạt… chạy. Điều này thiết nghĩ không thật sự đúng đắn khi TTCK quốc tế trong khoảng 1 tháng qua cũng không có dấu hiệu tích cực và ảnh hưởng đến TTCK trong nước không rõ rệt.

Và xem lại giao dịch của NĐTNN trong phiên 14-10 càng thấy bình thường khi khối này mua vào 10,3 triệu USD, bán ra 12,1 triệu USD. Nghĩa là “Tây” bán ròng chỉ hơn 2 triệu USD, hơn 40 tỷ đồng, một con số không thể gây tác động tới thị trường có thanh khoản trên dưới 3.000 tỷ đồng mỗi ngày.

Theo dõi giá CP tại Maybank KimEng. Ảnh: LONG THANH

Theo dõi giá CP tại Maybank KimEng. Ảnh: LONG THANH

Qua biến động này cho thấy một rủi ro của blue chip chính là niềm tin, tức khi niềm tin bị xâm phạm hoặc lung lay những hành động sau đó của NĐT lại khác hẳn, thay vì yên tâm nắm giữ, thậm chí chịu trận, đồng loạt các NĐT đem CP ra xả, blue chip có mạnh cỡ nào cũng chịu không nổi. Chưa kể, bên mua nhìn thấy tình hình cũng không vội vã ra tay, chờ đợi mua vào thật rẻ.

Nhìn chung, TTCK trong nửa cuối tháng 10 sẽ giảm bớt đi những gam màu tối khi những ngày tới đây là cao điểm của mùa công bố KQKD quý III, giá trị cũng ngang ngửa với KQKD của cả 1 năm. Các blue chip đã “lộ” khá nhiều rủi ro trong thời gian qua cũng sẽ phải bù đắp lại bằng những cơ hội nhờ những con số tích cực trên báo cáo tài chính.

Các tin khác