Cỗ máy kiếm tiền của khủng bố (K4): IS và al-Qaeda

Đây là 2 trong số những tổ chức khủng bố khét tiếng nguy hiểm nhất hiện nay. Trong đó, IS là tổ chức giàu có và khát máu nhất; trong khi al-Qaeda là tổ chức thâm căn cố đế, đã thiết lập những nền tảng cần thiết cho thế giới khủng bố cả về phương thức hoạt động, cách kiếm tiền và mạng lưới phân bổ nguồn lực.

Đây là 2 trong số những tổ chức khủng bố khét tiếng nguy hiểm nhất hiện nay. Trong đó, IS là tổ chức giàu có và khát máu nhất; trong khi al-Qaeda là tổ chức thâm căn cố đế, đã thiết lập những nền tảng cần thiết cho thế giới khủng bố cả về phương thức hoạt động, cách kiếm tiền và mạng lưới phân bổ nguồn lực. 

Giàu như IS

Theo ước tính của giới chuyên gia, IS có nguồn thu bình quân 3 triệu USD/ngày. Một thủ lĩnh cấp cao của IS từng tiết lộ tổ chức này có tài sản khoảng 2 tỷ USD. Số tiền này kiếm từ các nguồn “truyền thống” của các tổ chức khủng bố, như dựa vào tài trợ, cướp bóc, buôn lậu và thu thuế kiểu mafia, bắt cóc và buôn người...

Tuy nhiên, quy mô các hoạt động này của IS rất lớn, vì trong cuộc chiến với chính quyền Iraq và Syria, họ đã chiếm được những vùng lãnh thổ rộng lớn có nhiều mỏ dầu và các tài nguyên khác. Từ khi trỗi dậy tại Syria hồi năm ngoái và mở chiến dịch tấn công sang Iraq năm nay, IS đã kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng hơn nước Anh ở 2 quốc gia với dân số lên đến 8 triệu người.

Rất nhiều ngân hàng lớn đã phải nộp phạt vì vô tình hoặc cố ý tiếp tay cho các hoạt động rửa tiền. Ngân hàng HSBC năm 2012 đã đồng ý nộp phạt gần 2 tỷ USD vì những cáo buộc này. Ngân hàng UBS có trụ sở ở Thụy Sĩ bị tuyên phạt 1,5 tỷ USD vì các hoạt động tiếp tay rửa tiền. Arab Bank PLC, định chế tài chính lớn nhất Jordan, bị tòa án Hoa Kỳ quy kết trách nhiệm trong một vụ xét xử liên quan tới khủng bố.

“IS đã thiết lập một nền kinh tế tương đối ổn định trên vùng lãnh thổ nhóm này kiểm soát ở Syria và Iraq” - chuyên gia chống khủng bố Hasan Abu Haieh người Jordan đánh giá. Ngay cả khi chưa chiếm được Mosul, thành phố lớn thứ 2 của Iraq, tổ chức này đã thu được tới 8 triệu USD/tháng từ tiền thuế tại đó. Nhóm phiến quân này cũng cho phép người của chúng thầu lại các mỏ khai thác khoáng sản, nguyên liệu địa phương, sau đó thu thuế dựa trên lợi nhuận.

Ngoài ra, IS có thể đã kiếm được hàng triệu USD từ việc buôn lậu cổ vật. Theo báo cáo của The Guardian, chỉ trong tháng 6, IS đã thu tới 36 triệu USD khi bán những cổ vật có niên đại 8.000 năm của Syria, trong đó có những cổ vật quý giá tại thành phố cổ Aleppo, Syria, một trong những công trình được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Dầu mỏ được xem là nguồn cung cấp tài chính hàng đầu cho IS. Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết lượng dầu lậu tịch thu ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria đã tăng vọt 300% thời gian qua. Các nhà nghiên cứu Trung tâm Doha thuộc Viện Brookings xác định tại Iraq, IS kiểm soát 7 mỏ dầu và 2 nhà máy lọc dầu với năng lực sản xuất 80.000 thùng mỗi ngày và hiện đang khai thác một nửa số này.

Tính ra IS thu được 2-3 triệu USD/ngày từ hoạt động bán dầu. Hiện phiến quân IS vẫn đang giao tranh với quân đội Iraq để giành quyền kiểm soát Nhà máy lọc dầu Baiji ở miền Bắc nước này. Đây là nhà máy lọc dầu lớn nhất Iraq, sản xuất 30% sản lượng dầu nước này.

Tại Syria, ước tính các giếng dầu IS kiểm soát sản xuất từ 30.000-70.000 thùng mỗi ngày. Các nhóm doanh nhân mua lậu dầu, chuyển qua biên giới và bán lại ở nước nhà với mức giá cao hơn, hoặc bán cho chính phủ Syria. Dầu của IS rất được thị trường chợ đen ưa chuộng vì chỉ 26-35USD/thùng dầu thô nặng, trong khi dầu thô nhẹ 60USD/thùng.

“Nguồn thu từ dầu khí giúp cỗ máy chiến tranh của IS tiếp tục vận hành trong những vùng lãnh thổ nhóm này đã chiếm được từ tay chính quyền Iraq và Syria. Các nguồn thu còn lại được đổ vào hoạt động tuyển quân, đào tạo và huấn luyện lực lượng” - nhà nghiên cứu Luay al-Khatteeb thuộc Trung tâm Doha cho biết.

Dòng tiền khủng bố

Trong hơn 20 năm tồn tại, al-Qeada và sau này là các chi nhánh của chúng đã dùng nhiều biện pháp để phân bổ dòng tiền trong tổ chức, trong đó có những hệ thống giao dịch tiền tệ không chính thức, chuyển tiền mặt và cả những hệ thống tài chính hợp pháp. Một trong những hệ thống chuyển tiền không chính thức được các nhóm khủng bố ưa chuộng nhất là hawala (tiếng Ả Rập có nghĩa chuyển giao).

Đây là một hệ thống giao dịch tiền tệ dựa trên hiệu suất và danh dự một mạng lưới khổng lồ của các nhà môi giới tiền tệ, chủ yếu nằm ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Sừng châu Phi và tiểu lục địa Ấn Độ. Hệ thống này hoạt động bên ngoài hoặc song song với ngân hàng truyền thống, các kênh tài chính và hệ thống chuyển tiền chính thức.

Tính an toàn, nặc danh và linh hoạt của hawala đặc biệt hấp dẫn bọn tội phạm và những kẻ khủng bố, những người muốn rửa tiền thu được từ các hoạt động bất hợp pháp. Trước sự kiện ngày 11-9-2001, al-Qaeda chuyển phần lớn tiền bạc của chúng qua các mạng lưới hawala. Sau khi giới lãnh đạo của tổ chức này chuyển tới Afghanistan vào năm 1996, họ không có lựa chọn nào khác vì hệ thống ngân hàng quốc gia Afghanistan đã lỗi thời và không an toàn. al-Qaeda cũng chọn hawala vì các chính phủ tăng cường kiểm soát dòng tiền xuyên biên giới trong các hệ thống tài chính chính thức.

Việc thuê người chuyển tiền mặt cũng được các tổ chức khủng bố sử dụng, đặc biệt ở những nơi các hệ thống chuyển tiền phi vật lý không tồn tại. Điều tra về các vụ tấn công ngày 11-9-2001 cho thấy al-Qaeda đã sử dụng hình thức này. Một trong những nhà tài trợ tài chính của vụ khủng bố, Khalid Sheikh Mohamed, đã chuyển một số tiền lớn (có thể lên đến 200.000USD) cho Abdul Aziz Ali ở Dubai, người này sau đó chuyển lại cho những tên không tặc ở Hoa Kỳ. Hình thức chuyển tiền này phổ biến ở các nước Trung Đông và Nam Á.

Tuy nhiên, cảnh sát Italia gần đây cho biết phát hiện những nhóm khủng bố Algeria và Moroco ở châu Âu cũng dùng cách thức này. Theo đó, những nhóm này thuê người chuyển tiền qua lại giữa Pháp và Italia, mỗi người mang bình quân 1.500EUR/lần. Những tổ chức khủng bố ở Pakistan cũng thuê người chuyển tiền mặt cho các phần tử khủng bố ở Anh để thực hiện các vụ tấn công tại đó.

Rửa tiền qua ngân hàng và định chế tài chính

Ngoài các phương thức phi pháp, các tổ chức khủng bố cũng dùng những kênh chuyển tiền chính thống như các ngân hàng hoặc định chế tài chính hợp pháp. Các phần tử khủng bố 11-9 đã sử dụng các tổ chức tài chính hợp pháp cả trong và ngoài Hoa Kỳ để gửi, chuyển và rút tiền. Trong kinh phí 400.000-500.000USD của cuộc tấn công khủng bố ngày 11-9-2001, ít nhất 300.000USD đến từ các tài khoản ngân hàng ở ngay trong Hoa Kỳ.

Trong vài năm gần đây rất nhiều ngân hàng lớn đã phải nộp phạt vì vô tình hoặc cố ý tiếp tay cho các hoạt động rửa tiền. Trong đó, Ngân hàng HSBC năm 2012 đã đồng ý nộp phạt gần 2 tỷ USD vì những cáo buộc này. Mới đây nhất, Ngân hàng UBS có trụ sở ở Thụy Sĩ bị tuyên phạt 1,5 tỷ USD vì các hoạt động tiếp tay rửa tiền.

Ngày 24-9 vừa qua, Arab Bank PLC, định chế tài chính lớn nhất Jordan với tổng tài sản 46 tỷ USD và 200 chi nhánh tại 30 quốc gia, trở thành ngân hàng đầu tiên ở nước này bị tòa án Hoa Kỳ quy kết trách nhiệm trong một vụ xét xử liên quan tới khủng bố, thông qua phán quyết đã tiếp tay cho Phong trào Kháng chiến Hồi giáo Hamas.

Phiến quân IS đang kiểm soát vùng lãnh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria với dân số 8 triệu người. Ảnh: Reuters

Phiến quân IS đang kiểm soát vùng lãnh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria với dân số 8 triệu người.
Ảnh: Reuters

Song song với kênh ngân hàng, các tổ chức khủng bố cũng chuyển tiền bằng kênh mậu dịch như ĐTTC đã nêu trong loạt bài “Mậu dịch - kênh rửa tiền tinh vi” (khởi đăng từ ngày 2-6-2014). Kỹ thuật cơ bản được dùng trong rửa tiền bằng mậu dịch được gọi là “misinvoicing”. Để chuyển tiền bẩn vào một quốc gia, trước tiên bọn khủng bố định giá thấp hàng nhập khẩu hoặc định giá cao hàng xuất khẩu, sau đó làm ngược lại ở nước mục tiêu.

Thí dụ, 1 công ty ở Mexico có thể bán lô hàng trị giá 1 triệu USD cho 1 nhà nhập khẩu Hoa Kỳ với giá trị trên giấy tờ 3 triệu USD, nhờ đó có thể mang được 2 triệu USD tiền bẩn về nước.

Gần đây, bọn khủng bố còn dùng nhiều cách thức chuyển tiền khác, một trong số đó là dùng thẻ điện thoại trả tiền trước. Đây là thứ có thể mua dễ dàng không cần khai báo danh tính và chẳng cơ quan nào kiểm tra việc ai đó có mang trong người những chiếc thẻ điện thoại hay không.

Hiện nay, có rất nhiều cách thức để chuyển tiền điện thoại thành tiền thật, trong đó phải kể đến vai trò của những trang web tương tự trang Bảo Kim (www.baokim.vn) ở Việt Nam. Ngoài ra, bọn khủng bố cũng hướng đến việc sử dụng các loại tiền ảo như E-gold, Bitcoin...

Các tin khác