Dự án đầu tư công 2011-2013

Thiếu giám sát, tù mù hiệu quả

Chiếm đến 40% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (năm 2013), khoảng 18-20% nguồn vay ODA, song việc thực hiện giám sát và đánh giá hiệu quả lại đang tồn tại nhiều vấn đề. Các dự án đầu tư công trong 3 năm (2011-2013) được Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) công bố chiều qua 1-10, cho thấy mỗi năm có hàng chục ngàn dự án đầu tư công không thực hiện giám sát và đánh giá hiệu quả.

Chiếm đến 40% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (năm 2013), khoảng 18-20% nguồn vay ODA, song việc thực hiện giám sát và đánh giá hiệu quả lại đang tồn tại nhiều vấn đề. Các dự án đầu tư công trong 3 năm (2011-2013) được Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) công bố chiều qua 1-10, cho thấy mỗi năm có hàng chục ngàn dự án đầu tư công không thực hiện giám sát và đánh giá hiệu quả.

Những số liệu được Bộ KH-ĐT công bố tại hội thảo xây dựng định hướng chiến lược về giám sát và đánh giá đầu tư công thời kỳ 2015-2020, cho thấy có rất nhiều cơ quan ở cả Trung ương và địa phương không thực hiện quy định nộp báo cáo giám sát, đánh giá các dự án đầu tư công về bộ này để tổng hợp, theo dõi. Cụ thể trong số 123 cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công trong năm 2013 ở cả cấp Trung ương và địa phương, chỉ có 113 đơn vị thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư công gửi về Bộ KH-ĐT.

Điều đáng lưu ý, trong năm 2013 chỉ có 10 đơn vị không gửi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư công, trong khi có tới 11.489 dự án đầu tư công không thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá hiệu quả dự án. Tổng hợp tình hình thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư công của Bộ KH-ĐT trong 3 năm gần đây, cho thấy năm 2011 cả nước có 38.420 dự án đầu tư công nhưng chỉ có 26.125 dự án (tương đương 60%) thực hiện nộp báo cáo giám sát đầu tư theo quy định. Tương tự, năm 2012 có 20.410 dự án (tương đương 59,14%) trong tổng số 34.509 dự án; năm 2013 có 23.890 dự án (tương đương 66,75%) trong tổng số 35.379 dự án.

Thiếu giám sát, tù mù hiệu quả ảnh 2Tái cơ cấu đầu tư công là 1 trong 3 trụ cột chính của quá trình tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế. Để tái cơ cấu đầu tư công khung khổ pháp lý rất quan trọng. Luật Đầu tư công có hiệu lực vào đầu năm 2015 đã xác định rõ chức năng, trách nhiệm của tất cả cơ quan giám sát, đánh giá đầu tư công. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả đầu tư công trong những năm tới.
Thiếu giám sát, tù mù hiệu quả ảnh 3

Ông Nguyễn Chí Dũng,
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư

Đại diện cho cơ quan tổng hợp, giám sát hiệu quả các dự án đầu tư công trên cả nước, ông Vũ Xuân Tự, Vụ trưởng Vụ Giám sát và thẩm định đầu tư (Bộ KH-ĐT), cho biết trong những năm qua có nhiều dự án đầu tư công dù không thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư nhưng vẫn được điều chỉnh, được tăng vốn đầu tư. Đây là bất cập lớn trong công tác đầu tư công hiện nay.

"Tình trạng không có báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư công tại một số dự án trên cả nước thời gian qua rất đáng lo ngại. Thực trạng cho thấy hệ thống giám sát, đánh giá đầu tư công chưa phát huy hiệu quả" - ông Nguyễn Xuân Tự nhận định. Ông Tự hy vọng việc Luật Đầu tư công có hiệu lực vào đầu năm 2015 với một cơ chế giám sát, đánh giá chặt chẽ sẽ khắc phục được những hạn chế trong công tác đầu tư công thời gian qua.

Với kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá tại 3 quốc gia Nhật Bản, Philippines, Australia, ông John Fargher, chuyên gia tư vấn quốc tế của OECD, cho rằng dù khung khổ luật pháp đã được hoàn thiện, nhưng quá trình giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư công vẫn cần thời gian để phát huy trong thực tiễn. Theo đó cần có thời gian để thay đổi các chủ thể tham gia vào dự án đầu tư công.

Đánh giá về hiệu quả đầu tư công những năm qua tại Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2014, TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng mặt tích cực của đầu tư công trong những năm qua là đã góp phần kích thích tăng tổng đầu tư xã hội, thể hiện qua số tuyệt đối đầu tư hàng năm đều tăng, nhưng tỷ trọng so với tổng đầu tư xã hội giảm dần. Đây là một trong những tiêu chí cần thiết để phân bổ đầu tư và đánh giá hiệu quả đầu tư công.

Bên cạnh đó, cần chỉ rõ nguyên nhân sâu xa gây lãng phí và kém hiệu quả của đầu tư công là cơ chế phân cấp đầu tư “theo kiểu khoán trắng” cho địa phương; chính quyền trung ương không kiểm soát được phần ngân sách phân cấp cho địa phương. Một thí dụ điển hình về bất cập này là Bộ Giáo dục - Đào tạo chỉ kiểm soát được 2,8% tổng đầu tư cho ngành này.

Các tin khác