Lựa chọn chính sách phù hợp

Mọi can thiệp vào các nhân tố của cầu không làm tăng thu nhập từ sản xuất mà chỉ tăng thâm hụt thương mại và rủi ro về lạm phát. Rõ ràng các chính sách quản lý tổng cầu là không phù hợp với Việt Nam hiện nay khi sản lượng tiềm năng không có dấu hiệu được cải thiện thông qua những chính sách trọng cung phù hợp và chi phí phải trả cho việc kích cầu có thể rất cao.

Mọi can thiệp vào các nhân tố của cầu không làm tăng thu nhập từ sản xuất mà chỉ tăng thâm hụt thương mại và rủi ro về lạm phát. Rõ ràng các chính sách quản lý tổng cầu là không phù hợp với Việt Nam hiện nay khi sản lượng tiềm năng không có dấu hiệu được cải thiện thông qua những chính sách trọng cung phù hợp và chi phí phải trả cho việc kích cầu có thể rất cao.

Trọng cung và quản lý tổng cầu

Trong thời gian qua đã có một số ý kiến của các chuyên gia, cơ quan chuyên môn đề xuất tiếp tục đẩy mạnh chính sách quản lý tổng cầu, cụ thể là phải có các giải pháp để tăng tổng cầu. Đặc biệt là Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG) liên tục cho rằng hiện nay doanh nghiệp rất khó khăn, tồn kho nhiều do tổng cầu đầu tư và tiêu dùng thấp. Muốn vậy phải sưởi ấm tổng cầu của nền kinh tế.

Theo đánh giá của cơ quan này, tổng cầu thấp đối với cả tiêu dùng và đầu tư. Đối với với tiêu dùng, mặc dù tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng luôn tăng cao hơn cùng kỳ năm 2013 nhưng mức cải thiện không lớn. Trong khi đó, khối lượng vận chuyển hàng hóa trong 7 tháng năm 2014 vẫn tăng thấp hơn so với cùng kỳ (4,8% so với 13,7%).

UBGSTCQG đánh giá tổng cầu thấp khiến doanh nghiệp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, doanh thu bình quân của các doanh nghiệp niêm yết trong quý II-2014 giảm 22,6% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào tăng nhanh khiến doanh nghiệp khó giảm giá bán để giải quyết khâu tiêu thụ.

Đối với đầu tư, cũng theo ước tính của UBGSTCQG, trong 6 tháng năm 2014, đầu tư tư nhân ở mức 10,3% GDP, thấp hơn mức 11,1% GDP cùng kỳ 2013. Trong khi đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong 7 tháng chỉ tăng 2,3% so cùng kỳ (cùng kỳ 2013 tăng 6,4%).

UBGSTCQG dự báo nếu không có những biện pháp hỗ trợ tổng cầu có hiệu quả, tăng trưởng trong năm 2014 khả năng chỉ trong khoảng 5,6-5,7%. Do đó, tuy tăng trưởng được trong dài hạn phụ thuộc vào tổng cung, với việc cải thiện năng suất lao động, chất lượng nền kinh tế. Tuy nhiên, trong khi chờ nhiều thời gian nữa để có hiệu ứng từ việc tăng cung phải duy trì một sức cầu hợp lý.

Có nên áp dụng Abenomics?

Một trong những nguyên nhân quan trọng của sự sụt giảm này do các chính sách của Việt Nam xoay chuyển từ tinh thần trọng cung sang quản lý tổng cầu. Việc xoay chuyển này, cùng với việc tiềm lực đã bung ra hết sau khi được cởi trói và những tiềm ẩn rủi ro do cấu trúc nền kinh tế lệch lạc từ trước và đầu tư không hiệu quả ngày càng có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sự lệch lạc ngày càng bộc lộ nhiều hơn.

Thời gian qua một số cơ quan đề xuất chính sách kích cầu đã tổ chức các đoàn khảo sát tới Nhật Bản để học tập kinh nghiệm nước bạn trong việc áp dụng Abenomics. Học thuyết này được Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đưa ra chủ trương dựa trên "3 mũi tên" là kích thích tài chính, nới lỏng tiền tệ và cải cách cơ cấu.

Đặc trưng cơ bản của chương trình này là một "hỗn hợp tạo lạm phát, chi tiêu chính phủ và chiến lược tăng trưởng để đưa nền kinh tế ra khỏi trì trệ trong hơn 2 thập niên". Chương trình này dựa trên nền tảng sản xuất (phía cung) rất mạnh mẽ, hàng hóa nhiều với chất lượng và giá cả thấp. Với nền tảng là phía cung, như vậy việc kích thích ở phía cầu có thể là hợp lý.

Điều này khác hoàn toàn với Việt Nam khi phía cung vẫn còn yếu kém, sản xuất cơ bản là gia công thì việc can thiệp vào phía cầu không làm tăng sản lượng mà chỉ làm nền kinh tế đứng trước nhiều rủi ro về vĩ mô.

Trong những năm qua chúng ta đã chứng kiến những thành quả chính sách trọng cung mang lại cho đất nước, đặc biệt là nhiều cải cách lớn trong giai đoạn 2000-2006 như cho phép các doanh nghiệp trực tiếp xuất nhập khẩu, ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2000, dỡ bỏ những rào cản trong việc thành lập doanh nghiệp, đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước…

Do đó, Chính phủ cũng như Quốc hội cần nhất quán quan điểm rằng ở thời điểm hiện nay chúng ta cần hy sinh những mục tiêu ngắn hạn (tăng trưởng…) để dũng cảm từ bỏ những chính sách quản lý tổng cầu và kiên trì đẩy mạnh các biện pháp tái cơ cấu nền kinh tế - về cơ bản chính là chính sách trọng cung.

Trong đó, "chìa khóa" chính là cải cách về thể chế kinh tế và chính trị (điều chỉnh địa giới kinh tế tách bạch địa giới hành chính, loại bỏ kinh tế tỉnh) để hàng triệu người năng động và có ý tưởng muốn đầu tư vào sản xuất, thay vì chỉ đầu cơ đất đai hay tư vấn ăn bám vào các doanh nghiệp xây lắp; hơn 60% lực lượng lao động gia đình hay tự làm (lao động dễ bị tổn thương), mà không chỉ là 1,84% được sử dụng hiệu quả và làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp; mức để dành (saving) của nền kinh tế đang cao không còn là tiền tệ nằm ở hệ thống ngân hàng hay chạy lòng vòng trong hệ thống thông qua mua trái phiếu, mà phải đến được với khu vực sản xuất.

Đó mới là kế lâu bền để đẩy mức sản lượng tiềm năng của chúng ta lên mức cao hơn và đạt được sự tăng trưởng bền vững, lâu dài hơn, thay vì chỉ kích cầu ngắn hạn để năm nay hoặc năm tới có được mức tăng trưởng như ý hòng làm đẹp báo cáo.

Hiện nay hầu như các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách thường đánh đồng ý niệm tăng trưởng kinh tế với tăng trưởng GDP, chỉ tiêu GDP chỉ tính đến các đơn vị thường trú trên lãnh thổ Việt Nam nhưng quên rằng một quốc gia thực sự được hưởng là tổng thu nhập quốc gia (GNI) và thu nhập quốc gia khả dụng (NDI), không phải chỉ tiêu phù phiếm là GDP.

Nếu trong giai đoạn 2000-2006 tăng trưởng GDP và GNI có độ chênh lệch chỉ khoảng 1% (tăng trưởng GNI trong giai đoạn này khoảng 7,4%), độ chênh lệch về tăng trưởng GDP và GNI trong giai đoạn 2007-2012 lên đến 6 điểm phần trăm (tăng trưởng GNI ước tính 5,3%). 

Các tin khác