Thế cờ Nam Á (K1): Ấn Độ - quân tướng

Trong tháng 9 này, các nước Nam Á liên tiếp đón tiếp các nguyên thủ của những cường quốc trên thế giới. Mở đầu là chuyến công du Ấn Độ của Thủ tướng Australia; tiếp theo là chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản đến Bangladesh và Sri Lanka; sau đó các nước Maldives, Sri Lanka và Ấn Độ tiếp tục đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Rõ ràng, vai trò của Nam Á ngày càng quan trọng trên bàn cờ chiến lược của các nước châu Á - Thái Bình Dương.

Trong tháng 9 này, các nước Nam Á liên tiếp đón tiếp các nguyên thủ của những cường quốc trên thế giới. Mở đầu là chuyến công du Ấn Độ của Thủ tướng Australia; tiếp theo là chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản đến Bangladesh và Sri Lanka; sau đó các nước Maldives, Sri Lanka và Ấn Độ tiếp tục đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Rõ ràng, vai trò của Nam Á ngày càng quan trọng trên bàn cờ chiến lược của các nước châu Á - Thái Bình Dương.

Nằm ở vị trí có thể kiểm soát hàng hải ở cả Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lại có tiềm lực quân sự mạnh và nền kinh tế được dự báo đứng hàng top 3  thế giới vào năm 2030, hiển nhiên Ấn Độ luôn là đối tượng hướng tới của nhiều nước.

Bước qua lời nguyền

Trong khuôn khổ chuyến thăm Ấn Độ 2 ngày (4 và 5-9), Thủ tướng Australia Tony Abbott đã thảo luận với các nhà lãnh đạo Ấn Độ cách thức tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh và thương mại. 2 bên đã ký các biên bản ghi nhớ về hợp tác trong các lĩnh vực thể thao, quản lý nguồn tài nguyên nước, giáo dục và đào tạo. Điểm nhấn của chuyến thăm là việc 2 bên ký kết thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự, theo đó Australia sẽ cung cấp uranium cho quốc gia Nam Á này.

Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Abbott sau cuộc hội đàm tại thủ đô New Delhi, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói Ấn Độ coi Australia là đối tác chiến lược quan trọng và mong muốn làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ này. Ông nhấn mạnh việc ký kết thỏa thuận hạt nhân dân sự là một mốc lịch sử, mở ra chương mới trong quan hệ hợp tác giữa 2 nước.

Tuyên bố chính thức được đưa ra sau lễ ký nêu rõ “biên bản ghi nhớ về hợp tác trong việc sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân được ký kết nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa 2 bên trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, đồng thời thừa nhận cam kết của Ấn Độ sử dụng năng lượng hạt nhân nhằm đạt được sự phát triển bền vững và tăng cường an ninh hạt nhân”. Ấn Độ và Australia bắt đầu đàm phán về vấn đề xuất khẩu uranium từ năm 2012.

Tương tự Hoa Kỳ và Nhật Bản, Australia đã “bước qua lời nguyền” để khởi động khuôn khổ hợp tác với Ấn Độ về hạt nhân. Trong suốt thời gian dài, cả 3 nước đều phản đối việc Ấn Độ không ký kết Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) nên không hợp tác với nước này về hạt nhân dân sự. Nhưng đến năm 2008, Hoa Kỳ đã tiên phong hợp tác với Ấn Độ trong lĩnh vực này, mở đường cho Nhật Bản và Australia có động thái tương tự.

Và từ đây, bỏ qua việc New Delhi không tham gia NPT, 3 nước lớn này đã đẩy mạnh xúc tiến các thương vụ lớn về công nghệ hạt nhân với Ấn Độ. Họ làm vậy bởi có lợi ích chiến lược thiết thực và lâu dài trong hợp tác hạt nhân với Ấn Độ. Nhu cầu năng lượng của Ấn Độ rất lớn và không đối tác có điều kiện nào lại bỏ qua cơ hội kinh doanh béo bở này. Bán công nghệ và chất liệu phóng xạ còn dẫn tới ràng buộc lâu dài cũng như chiến lược xây dựng ảnh hưởng ở Ấn Độ và vai trò chính trị an ninh trong khu vực.

Như vậy, cả Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia đều chứng tỏ họ không phải là những con “trâu chậm” trong vấn đề này. Thành công trong chuyến công du Nam Á của Thủ tướng Abbott trong việc đẩy mạnh hợp tác với Ấn Độ như một trụ cột trong liên kết Ấn Độ - Thái Bình Dương nhằm thích ứng với mối quan hệ quốc tế đang thay đổi, thêm một lần cho thấy tầm quan trọng của Ấn Độ và khu vực Nam Á trong cấu trúc an ninh và kinh tế mới. Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản dù không công du đến Ấn Độ trong chuyến đi Nam Á của mình, nhưng trước đó đã cam kết đầu tư 34 tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ, ký kết các hợp đồng bán vũ khí, công nghệ và tuyên bố hợp tác trong các thách thức an ninh chung, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Modi trên cương vị mới tới xứ sở mặt trời mọc.

Vũ điệu dè dặt

Chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Ấn Độ được chú ý nhiều hơn, vì nó diễn ra cùng lúc với các tranh chấp biên giới giữa 2 nước, khiến người ta nghi ngờ về sự thành tâm của 2 bên. Trong chuyến thăm Ấn Độ ngày 18-9, ông Tập đã nâng cốc chúc mừng sinh nhật của Thủ tướng Modi trong một bữa tiệc tối ở Gujarat. 2 lãnh đạo dành nhiều lời ca ngợi nhau và cam kết cùng nhau hợp tác vì sự tiến bộ và phát triển trên thế giới. Cam kết đầu tư từ Trung Quốc vào Ấn Độ cùng các thỏa thuận kinh doanh giữa 2 nước đạt trên 20 tỷ USD.

Cụ thể, ngoài hợp tác về năng lượng hạt nhân giữa 2 cường quốc, Ấn Độ đang tìm kiếm nguồn tài trợ từ phía Trung Quốc để thực hiện cuộc cải tổ và quy hoạch tuyến đường sắt đã xuống cấp trầm trọng của mình. Trước chuyến đi, trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Lưu Kiến Siêu lên tiếng phủ nhận việc nước này ra sức hợp tác với các nước xung quanh để kìm hãm Ấn Độ. Theo ông Lưu, Trung Quốc chưa bao giờ và sẽ không dùng cái gọi là quân đội hay các cách thức khác để vây hãm Ấn Độ. Ông Lưu còn nhấn mạnh không có cái gọi là “bao vây” trong mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong suốt 1 tuần trước chuyến thăm của ông Tập, quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã đụng độ ở khu vực tranh chấp biên giới. Và ngày 19-9, chỉ vài giờ sau khi rút khỏi khu vực tranh chấp ở khu vực Chumar, vùng Ladakh, miền Đông Bắc Ấn Độ, lính Trung Quốc đã quay trở lại nơi này. Nhiều nguồn tin chính thức xác nhận khoảng 35 binh sĩ Trung Quốc lại tiến vào lãnh thổ Ấn Độ và đóng trại trên một ngọn đồi ở khu vực Chumar.

Họ tuyên bố đấy là vùng đất của Trung Quốc, trong lúc vẫn có 300 lính Trung Quốc khác hiện diện ở một khu vực sát đường ranh giới phân chia 2 nước gọi là Đường kiểm soát thực tế. Hành động tái xâm nhập của Trung Quốc đã buộc quân đội Ấn Độ phải đình chỉ kế hoạch rút ra khỏi khu vực như đã thỏa thuận sau cuộc gặp cấp cao tại New Delhi giữa Thủ tướng Narendra Modi với Chủ tịch Tập Cận Bình.

Minh họa về chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Ấn Độ trên báo Economist.

Minh họa về chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Ấn Độ trên báo Economist.

Về chủ đề này, 2 tờ báo Pháp là Le Figaro và Les Echos đều nhấn mạnh đến những ý đồ ngầm đằng sau hành động đưa quân vào vùng tranh chấp biên giới ngay trong thời gian ông Tập Cận Bình đang ở thăm chính thức Ấn Độ. “Khó tưởng tượng được các hoạt động của binh sĩ Trung Quốc lại không có được sự tán đồng, ít nhất là ngầm ẩn, của Chủ tịch Tập Cận Bình vào thời điểm nhạy cảm như vậy” - Le Figaro viết. Trong khi đó, tờ Les Echos nhấn mạnh đến sự tương phản giữa không khí ngày hội mà Ấn Độ tạo ra để đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc với biến cố biên giới diễn ra cùng lúc, khiến lãnh đạo 2 bên buộc phải phát biểu về các tranh chấp biên giới vào thời điểm lẽ ra phải tập trung cho “các quan hệ thương mại song phương đầy tiềm năng”.

Thông tín viên Les Echos từ New Delhi cho biết, tại thủ đô Ấn Độ ngày 18-9, một câu hỏi mà mọi người đều đặt ra là “Lẽ nào Trung Quốc không thể ghìm chân các đội quân (ở vùng biên giới) trong vài ngày, để không làm hỏng ngày hội?”.

 --------------

Kỳ 2: Xe-pháo-mã

Các tin khác