Xử lý nợ xấu: Thực hiện theo cơ chế thị trường

TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, là người quan tâm đặc biệt đến vấn đề nợ xấu ngân hàng (NH), đã đưa ra nhiều giải pháp về sự bất cập trong xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo NHNN trình phương án xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường. ĐTTC tiếp tục ghi nhận ý kiến của TS. Trần Du Lịch xung quanh vấn đề này.

TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, là người quan tâm đặc biệt đến vấn đề nợ xấu ngân hàng (NH), đã đưa ra nhiều giải pháp về sự bất cập trong xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo NHNN trình phương án xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường. ĐTTC tiếp tục ghi nhận ý kiến của TS. Trần Du Lịch xung quanh vấn đề này.

PHÓNG VIÊN: - Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo NHNN trình phương án xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường. Vậy theo cơ chế thị trường là như thế nào, thưa ông?

Xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường được hiểu là chúng ta phải phát triển thị trường mua bán nợ, tức việc bán nợ phải theo thị trường, không phải theo sổ sách kế toán. Nói nôm na, giá trị khoản nợ đó bán được bao nhiêu phải chấp nhận giá đó, cơ chế thị trường là như vậy. Đây là chủ trương đúng và chúng ta phải gỡ, phải thực thi theo đúng những nguyên tắc của thị trường.

-TS. TRẦN DU LỊCH: - Trước hết chúng ta nên nhận thức nợ xấu là hiện tượng luôn tồn tại trong hoạt động của các NHTM trên thế giới, không chỉ ở Việt Nam. Đó là khoản rủi ro trong tín dụng NHTM phải gánh chịu trong quá trình cho vay.

Vì vậy, người ta vẫn nói về độ tín nhiệm rủi ro là rủi ro cao lãi suất cao, rủi ro thấp lãi suất thấp. Do đó, nợ xấu trong giới hạn nào đó như một khoản tồn tại tất yếu, không phải xấu. Tuy nhiên, khi ta đặt nợ xấu thành vấn đề, có nghĩa nợ xấu đã vượt sức chịu đựng của NHTM, tác động nghiêm trọng đến kinh tế vĩ mô và sự an toàn của hệ thống NH.

Khi đó, nợ xấu không còn là việc riêng của NHTM mà Chính phủ phải đứng ra xử lý như nhiều nước đã từng làm. Ở Việt Nam, từ khi mở cửa chuyển sang nền kinh tế thị trường, chúng ta cũng đã nhiều lần giải quyết vấn đề nợ xấu. Đặc biệt đầu thập niên 90, có những thời điểm nợ xấu gắn liền với doanh nghiệp nhà nước khiến Chính phủ phải đứng ra xử lý công nợ.

Vấn đề nợ xấu hiện nay xuất hiện trong bối cảnh kinh tế vĩ mô nước ta bất ổn, kéo theo sự giảm mạnh của tổng cầu, sự phá sản, ngưng hoạt động của doanh nghiệp do đầu tư thái quá vào thị trường bất động sản từ năm 2012. Điều này trở thành một vấn đề của kinh tế vĩ mô mà bản thân các công ty mua bán nợ thời điểm đó không thể xử lý được.

Thực tế vào thời điểm đó thị trường mua bán nợ chưa hình thành, trong khi những công ty xử lý tài sản, mua bán nợ, kể cả của Bộ Tài chính và NHTM không đủ sức giải quyết. Do đó, Chính phủ đã đặt vấn đề thành lập VAMC. Cho đến nay, có thể nói những nỗ lực xử lý nợ xấu đã mang lại kết quả, trong đó những phương thức NHNN chỉ đạo NHTM phải làm như trích lập dự phòng, nỗ lực bán tài sản thu hồi nợ và bán nợ cho VAMC.

Đến nay ước tính đã xử lý được hơn 200.000 tỷ đồng nợ xấu, nhưng lại phát sinh 162.000 tỷ đồng nợ xấu mới. Thực tế này cho thấy vấn đề nợ xấu không thể dứt được mà cứ từng thời điểm lại phát sinh mới. Vấn đề này liên quan đến năng lực tài chính của các doanh nghiệp vay nợ, cũng như liên quan đến tình trạng thị trường, khả năng phục hồi của nền kinh tế…

- Có ý kiến cho rằng NHTM phải chấp nhận cắt lỗ nợ xấu để tiến lên. Thí dụ khoản nợ xấu chỉ còn 10% giá trị cũng phải chấp nhận bán lỗ. Như vậy NH sẽ lỗ nặng. Quan điểm của ông như thế nào?

- Theo thông lệ quốc tế, người ta mua lại 10-20% giá của khoản nợ khi khoản nợ này đưa ra thị trường. Người mua nợ luôn mua với mức mà họ nghĩ có lãi sau khi mua. Vì vậy, tôi cho rằng nếu thực hiện mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường, tất yếu phải chấp nhận nhiều khoản nợ có thể còn giá bán rất nhỏ từ 10-20% so với giá trị của khoản nợ, bởi trong khoản nợ đó có những khoản khó đòi như doanh nghiệp đã phá sản.

Do đó, đã chấp nhận mua bán nợ theo cơ chế thị trường tức chấp nhận sẽ có khoản mất và chắc chắn đã là nợ xấu không thể bán bằng giá gốc được. Phần lỗ này được chia sẻ là NH chịu mất và doanh nghiệp vay khi bán tài sản cũng mất. Thí dụ trước đây định giá tài sản 100 đồng, NH cho vay 70 đồng, nhưng hiện bán nợ xấu chỉ 50 đồng, như vậy bản thân doanh nghiệp đã mất phần giá của họ và NH cũng phải chịu mất. Việc mua bán nợ này có lợi thế tốt là xử lý một cách dứt khoát, mất bao nhiêu đều rõ ràng, làm trong sạch bảng cân đối kế toán.

- Theo ông có nên thay VAMC bằng một đơn vị khác, hay phải điều chỉnh hoạt động VAMC?

Vừa rồi VAMC mua 56.000 tỷ đồng là gom lại để chống di căn, nhưng khoanh lại xong gặp khó vì không có đầu ra, không có dòng tiền. Thời gian giải quyết khối nợ xấu của các NHTM còn tùy khả năng, nỗ lực và các giải pháp. Vấn đề là khi tiến hành phải làm sao để tốc độ giải quyết nợ xấu nhanh hơn tốc độ phát sinh nợ xấu là đạt yêu cầu, không phải một sớm một chiều mà giải quyết hết được. Như vậy, tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm dần xuống và có một khoản để tháo gỡ điểm nghẽn trong hấp thụ vốn tín dụng.

- Theo tôi không nên bởi khi Nhà nước quyết định thành lập VAMC tức muốn dùng sức mạnh của chính quyền trong việc xử lý nợ. Tuy nhiên, hiện nay VAMC chưa thực hiện được chức năng của mình, một phần do Nhà nước lập ra một định chế tài chính nhưng không có thực lực tài chính, bởi với vốn điều lệ 500 tỷ đồng VAMC rất khó thực hiện nhiệm vụ được giao.

Do đó, để có khoản tiền gọi là “tiền tươi thóc thật” để mua nợ phải tăng thực lực tài chính, tức vốn điều lệ cho VAMC, không thể mua bằng trái phiếu đặc biệt như hiện nay được. Với khoản tiền đó, VAMC có thể trả trực tiếp cho NH bán nợ theo tỷ lệ nhất định, hoặc những khoản nợ xấu VAMC có thể mua đứt được thì định giá và dùng tiền mua đứt để bán lại theo giá thị trường.

Bên cạnh đó phải cho VAMC quyền mua xong có thể bán lại với giá thị trường mà không ràng buộc vào một mức giá nào khác. Đặc biệt hiện nay có một vấn đề theo tôi đang vướng mắc là muốn bán tài sản chủ nợ phải thỏa thuận với con nợ, trong trường hợp không thỏa thuận được giá sẽ không bán được. Vấn đề này cần phải tháo gỡ, xử lý vì tài sản đã đưa ra thế chấp phải chấp nhận theo cơ chế thị trường.

- Xử lý nợ xấu theo giải pháp nào cũng phải có tiền, vậy tiền lấy từ đâu? Nếu dùng ngân sách để xử lý nợ xấu cũng là cách gián tiếp để phục hồi nền kinh tế thì có nên không?

- Thực sự trong bối cảnh hiện nay, việc đề nghị Quốc hội chi tiền để xử lý nợ xấu rất khó do nợ công quá lớn và nhu cầu ngân sách đang rất khó khăn. Chúng tôi đã đề nghị nhiều lần, như hiện nay có nhiều khoản tiền trong các quỹ, đặc biệt là những khoản tiền liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chưa sử dụng và những quỹ khác Chính phủ đang quản lý có thể sử dụng để xử lý nợ xấu.

Thậm chí, một số doanh nghiệp nhà nước không còn nắm giữ đang có giá trên thị trường chứng khoán có thể bán lấy tiền, mượn số tiền đó để xử lý nợ xấu, sau đó bán tài sản lấy lại. Tôi nghĩ phải có khoản tiền đó, không lấy cân đối từ tiền thuế của dân trong ngân sách. Những khoản này hiện nay không thiếu mà có rất nhiều do Chính phủ quản lý.

Ảnh minh họa: LONG THANH
 Ảnh minh họa: LONG THANH

- Theo nghiên cứu của ông, nước nào có nợ xấu như Việt Nam và họ xử lý ra sao?

- Như tôi đã nói, ở các nước nợ xấu là một hiện tượng luôn tồn tại của NHTM, nhưng khi vấn đề nợ xấu xảy ra thường vượt khả năng giải quyết của NHTM, nên Chính phủ phải đứng ra làm. Thông thường chính phủ các nước có nguồn tài chính bơm vào để xử lý nợ xấu tạm thời, sau đó có thể thu hồi lại, tức họ không mất gì.

Tuy nhiên, tôi cho rằng trong điều kiện hiện nay, nếu chúng ta tính toán có thể mất một khoản nào đó nhưng làm cho nền kinh tế lành mạnh và chúng ta thu gián tiếp khi nền kinh tế phát triển trở lại. Thí dụ, việc nợ xấu hiện nay đang làm nghẽn toàn bộ tín dụng, theo đó nền kinh tế không thể hấp thụ được vốn, thiệt hại đó rất lớn. Vì vậy, đặt vấn đề mất bao nhiêu tiền nếu xử lý nợ xấu, mất đó là mất đồng tiền cụ thể, nhưng điều chúng ta làm được trở lại cho nền kinh tế lớn hơn nhiều.

Các nước hiện nay đều giải quyết nợ xấu theo cách trên, không làm theo kiểu tôi đặt 1 đồng tôi phải lấy lại 2 đồng. Nợ xấu kéo dài rất nguy hiểm bởi sẽ gây tác động dây chuyền. Thí dụ doanh nghiệp A đang nợ doanh nghiệp B và doanh nghiệp B đang nợ NH. B đang làm ăn tốt, lẽ ra đến thời hạn sẽ thu nợ từ A để trả cho NH, nhưng do A phá sản đã làm cho B phát sinh nợ xấu. Dây chuyền đó nếu không gỡ sẽ ngày càng di căn, làm nguy hiểm cho nền kinh tế, nên phải khoanh nợ lại.

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác