Nghị định 83 kinh doanh xăng dầu: Nhiều thế khó

Sau nhiều tranh cãi, bàn thảo, Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu đã được ban hành thay thế Nghị định 84. Chỉ còn hơn 1 tháng nữa sẽ có hiệu lực (1-11-2014) nhưng nghị định mới được đánh giá là bước tiến quan trọng "nhằm thị trường hóa mặt hàng xăng dầu" vẫn bộc lộ quá nhiều điểm băn khoăn, đồng thời được nhìn nhận khó trong việc hướng dẫn thực hiện.

Sau nhiều tranh cãi, bàn thảo, Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu đã được ban hành thay thế Nghị định 84. Chỉ còn hơn 1 tháng nữa sẽ có hiệu lực (1-11-2014) nhưng nghị định mới được đánh giá là bước tiến quan trọng "nhằm thị trường hóa mặt hàng xăng dầu" vẫn bộc lộ quá nhiều điểm băn khoăn, đồng thời được nhìn nhận khó trong việc hướng dẫn thực hiện.

Chờ... hướng dẫn

Một trong những điểm tích cực, theo ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA), với việc lần đầu đưa ra khái niệm thương nhân phân phối xăng dầu vào nghị định, thị trường xăng dầu được kỳ vọng có sự cạnh tranh. Theo đó, các nhà phân phối sẽ có thể nhập xăng dầu của nhiều doanh nghiệp đầu mối với giá khác nhau, tính toán và quyết định được giá bán lẻ cho riêng mình. Đây là một quy định tiến bộ và mở ra sự cạnh tranh lành mạnh về giá trên thị trường xăng dầu. Dự báo nhiều tổng đại lý, đại lý sẽ chuyển sang làm thương nhân phân phối. Điều đó sẽ đúng với chủ trương của Chính phủ là thị trường hóa xăng dầu.

Tuy nhiên, Nghị định 83 vẫn còn những điểm khó và việc thực hiện đến đâu, thành công ra sao phải chờ... thông tư hướng dẫn, trong khi thời gian không còn nhiều. Chẳng hạn, để giá xăng dầu ổn định, dễ dự báo cần xử lý những yếu tố gây biến động. Trong đó 11 cấu thành tạo nên giá xăng dầu như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, phí... chỉ còn 2 yếu tố có biến động ảnh hưởng đến giá là thuế nhập khẩu và tỷ giá. Do tỷ giá khó dự đoán thì không cần xử lý, nhưng với thuế nhập khẩu có thể ổn định bằng cách giữ 6 tháng hoặc 1 năm và áp thuế tuyệt đối hoặc theo phần trăm (căn cứ giá quốc tế, nhu cầu trong nước, thu ngân sách từ đó quyết định). Điều này rất quan trọng bởi nếu xác định chung chung, giá xăng dầu sẽ không ổn định, đi vào con đường luẩn quẩn như trước giai đoạn năm 2013.

Một trong những từ rất mơ hồ khác trong Nghị định 83 là yêu cầu "việc trích lập vào Quỹ bình ổn giá được thực hiện thường xuyên, liên tục". Với quy định này, những băn khoăn về quỹ hiện hành vẫn chưa thể khắc phục, bởi nếu quỹ trích "thường xuyên, liên tục", người tiêu dùng sẽ phải thường xuyên đóng tiền vào quỹ và bị thiệt. Còn nếu xả quỹ liên tục, giá lên sẽ khiến không doanh nghiệp nào chịu được. Thực tế giai đoạn 2009-2010 đã minh chứng điều này khi quỹ bình ổn luôn trong trạng thái giá âm do xả liên tục.

Nghị định 83 kinh doanh xăng dầu: Nhiều thế khó ảnh 2Phải chấp nhận cơ chế thị trường là lên xuống sòng phẳng. Việc cần thiết đầu tiên là tập trung vào hướng dẫn thực hiện. Nghị định muốn đi vào cuộc sống, hướng dẫn thực hiện là quan trọng nhất. Điều cốt yếu là biết rút kinh nghiệm mà Nghị định 84 chưa làm được. Nghị định 83 kinh doanh xăng dầu: Nhiều thế khó ảnh 3

Ông Phan Thế Ruệ,
Chủ tịch VINPA

Băn khoăn nữa với doanh nghiệp và chờ đợi thông tư hướng dẫn là quy định về việc tăng giá. Theo Nghị định 83, thời gian tối thiểu 2 lần doanh nghiệp được tăng giá (trong vòng 3%) là 15 ngày (hiện hành 10 ngày). Nếu 1% hay 2% doanh nghiệp điều chỉnh, trong bối cảnh giá lên thì hết 15 ngày doanh nghiệp lại tiếp tục được tăng, nhưng khi đó mức tăng lên đến 3%, doanh nghiệp vẫn có thể lỗ và giá xăng dầu sẽ tiếp tục bị dồn nén tăng giá. Còn nếu tăng cao hơn phải xin phép liên bộ Tài chính - Công Thương. Mặt khác, nếu theo quy định này, có thể doanh nghiệp sẽ chỉ lựa chọn mức tăng tối đa được phép là 3% và liên tục thay, vì có thể điều chỉnh nhẹ 1%. Với mức tăng trên 7% phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ thực sự rất khó thực hiện, bởi mức tăng này sẽ tác động mạnh đến đời sống xã hội. “Tôi nghĩ khi cho tăng liên tục sẽ không có cơ hội cho mức tăng trên 7%" - ông Ruệ bình luận.

Một điểm gây khó cho doanh nghiệp là chuyện kho bãi. Theo Nghị định 84, kho bãi của các đại lý, tổng đại lý là 5.000m3, nhưng trong Nghị định 83 yêu cầu giảm xuống còn 2.000m3. Tuy nhiên, các thương nhân phân phối xăng dầu phải thuê kho của thương nhân kinh doanh dịch vụ kho bãi, xăng dầu. Quy định này, theo đại diện các doanh nghiệp không sát thực tế, bởi hiện nay có rất ít doanh nghiệp kinh doanh kho bãi xăng dầu để có thể cho thuê.

Theo VINPA, việc thực hiện tốt Nghị định 83 sẽ khắc phục được những hạn chế mà Nghị định 84 đang áp dụng. Tuy nhiên, nếu việc tuân thủ không đúng thì sao? Đó là câu hỏi khi mà chế tài xử lý không được đưa vào trong nghị định. “Quy định pháp luật nhiều nhưng cái cần lại thiếu. Nếu không thực hiện đúng có thể việc điều hành lại tương tự như với Nghị định 84” - một đại diện VINPA bình luận.

Lo ngại thời điểm mở cửa

Thị trường xăng dầu Việt Nam được đánh giá còn nhiều tiềm năng khi phân bố các điểm bán chủ yếu ở đô thị, nhưng khu vực miền núi vẫn hạn chế. Trong khi, với 90 triệu dân và mỗi năm tăng trưởng, nhu cầu xăng dầu 7% là quá thấp, bởi nếu tăng trưởng kinh tế 5% tăng trưởng xăng dầu phải 10%. Theo ông Ruệ, trước cam kết WTO, sức ép hội nhập, tới 2018-2020 thị trường bán lẻ xăng dầu sẽ phải mở cửa. Hiện nay đã có nhiều nhà tư vấn nước ngoài vào Việt Nam thăm dò, điều tra thị trường bán lẻ xăng dầu nhằm tư vấn cho nhà đầu tư khi thị trường mở cửa.

Một xu hướng khá rõ là những rào cản về đất đai, điều kiện tiêu chuẩn khác sẽ bị các nhà đầu tư ngoại dễ dàng vượt qua, khi họ sẵn sàng mua lại hệ thống cửa hàng sẵn có để kinh doanh. Nếu hệ thống bán lẻ xăng dầu nước ta không có sự chuyển biến, không quan tâm tới hội nhập với thị trường xăng dầu thế giới, trong tương lai gần hệ thống bán lẻ sẽ bị doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm, an ninh năng lượng có thể bị đe dọa.

Các tin khác