Dự án đường sắt đô thị tại TPHCM đội vốn

Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) do Ban Quản lý dự án (BQLDA) Đường sắt đô thị TPHCM làm chủ đầu tư. Dự án được phê duyệt tháng 4-2007, tổng mức đầu tư 17.387 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án theo phê duyệt ban đầu là 10 năm (2007-2017). Đến nay, dự án này đã bị điều chỉnh, nâng tổng vốn đầu tư lên tới 47.325 tỷ đồng (tăng 272%). Trung bình suất đầu tư khoảng 2.400 tỷ đồng/km, tương đương 120 triệu USD/km.

Như ĐTTC đã đưa trong mục Thời luận số 762, tình trạng đội vốn và chậm tiến độ rất phổ biến đối với các dự án đường sắt đô thị (metro) tại TPHCM và Hà Nội, với mức đội vốn từ 60-200%, chậm từ 3-5 năm. Trong số đó, hiện dự án metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) đã khởi công xây dựng nhưng tổng vốn đầu tư của 2 dự án này không ngừng được điều chỉnh tăng.

Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) do Ban Quản lý dự án (BQLDA) Đường sắt đô thị TPHCM làm chủ đầu tư. Dự án được phê duyệt tháng 4-2007, tổng mức đầu tư 17.387 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án theo phê duyệt ban đầu là 10 năm (2007-2017). Đến nay, dự án này đã bị điều chỉnh, nâng tổng vốn đầu tư lên tới 47.325 tỷ đồng (tăng 272%). Trung bình suất đầu tư khoảng 2.400 tỷ đồng/km, tương đương 120 triệu USD/km.

So với kế hoạch ban đầu, dự kiến phải đến năm 2020 mới có thể vận hành khai thác. Theo ghi nhận, đơn vị thi công đang triển khai các gói thầu xây lắp khu vực Nhà hát TP, xây dựng đoạn đi trên cao và depot. Cuối tháng 10-2014 dự kiến sẽ hoàn thành GPMB. Tuyến số 2 (Bến Thành - Tham Lương) được phê duyệt tháng 10-2010, cũng do BQLDA Đường sắt đô thị TPHCM làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư dự án đưa ra lúc đầu là 1,37 tỷ USD, lấy từ nguồn vốn các nhà tài trợ ADB, KfW, EIB và vốn ngân sách TPHCM.

Tuy nhiên, chỉ sau 3 năm dự án được phê duyệt, tổng mức đầu tư của dự án đã bị điều chỉnh lên tới 2,15 tỷ USD, tăng khoảng 784 triệu USD. Theo phê duyệt ban đầu, thời gian thực hiện dự án từ 2010-2018, nhưng hiện nay đang thực hiện công tác điều chỉnh thiết kế nền tảng để hoàn thành thi công vào năm 2019, vận hành chạy thử khai thác vào năm 2020 (chậm 2 năm).

Thực trạng này đang  gây ra những quan ngại nhất định với hàng loạt dự án metro chuẩn bị triển khai tại TPHCM. Số vốn đầu tư 4 tuyến metro còn lại ở TPHCM là rất lớn, giá trị đầu tư mỗi tuyến mất 1-2 tỷ USD. Tiền đầu tư xây dựng metro phần lớn là nguồn vốn vay ưu đãi từ các nước, vay thì phải trả, không phải “tiền chùa”, vì vậy nếu vấn đề đội vốn không có giải pháp kiểm soát, tính toán chặt chẽ sẽ gây ra những thiệt hại về mặt tài chính, cũng như hậu quả về kinh tế-xã hội.

Các tin khác