Công nghiệp hỗ trợ cần cú hích nội lực

Tên của bạn (*)

Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đóng vai trò quyết định giá thành sản xuất, khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Thế nhưng tại Việt Nam ngành CNHT vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Doanh nghiệp nhỏ khó tiếp cận

Theo đánh giá của Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp, Bộ Công Thương, phần lớn các DN CNHT của Việt Nam đều là DN vừa và nhỏ, trình độ sản xuất chưa cao, khó khăn trong việc tiếp cận và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu phần lớn phụ thuộc nguyên vật liệu, linh kiện nhập khẩu 80% nguyên liệu phải nhập khẩu.

DN thăm quan gian hàng triển lãm CNHT tại TPHCM.
DN thăm quan gian hàng triển lãm CNHT tại TPHCM.

Theo kết quả khảo sát của tổ chức Jetro năm 2012, tỷ lệ nội đại hóa của công ty Nhật tại Việt Nam rất thấp chưa đến 28% so với 61% tại Trung Quốc và 53% tại Thái Lan, tỷ lệ DN CNHT trên DN công nghiệp chính là 2,07 lần trong khi Thái Lan là 50 lần.

Nhìn chung, ngành CNHT của Việt Nam còn đang ở mức độ thấp DN trong nước vẫn sản xuất với phương thức gia công, nhập khẩu linh kiện, hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn linh kiện, phụ tùng với giá trị lên tới gần 3 tỷ USD

Tại hội thảo giải pháp thúc đẩy phát triển ngành CNHT tại Việt Nam tổ chức tại TPHCM, ông Dương Đình Giám, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp, Bộ Công Thương cho rằng các sản phẩm CNHT phải đáp ừng tiêu chuẩn người mua, nhà sản xuất không tự đặt ra tiêu chuẩn cho sản phẩm của mình, các tiêu chuẩn này phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, toàn cầu. Nếu đáp ứng được trong nội địa, thì các sản phẩm này cũng sẽ dễ dàng xuất khẩu.

Hiện nay xu thế chung các tập đoàn đa quốc gia giữ bản quyền thết kế và tạo ra sản phẩm mới, sản xuất các linh kiện chủ yếu có bí quyết công nghệ có vai trò quyết định đối với từng sản phẩm. Do đó, với linh kiện còn lại sẽ được giao cho các nhà sản xuất khác. Xu thế này tạo cơ hội cho các DN CNHT của Việt Nam từng bước tham gia chuỗi sản xuất dần tiến tới làm chủ công nghệ nhằm sản xuất các sản phẩm CNHT có hàm lượng công nghệ cao và sản phẩm hoàn chỉnh mang thương hiệu quốc gia.

Tuy nhiên để sản xuất được các linh kiện chi tiết này cũng là vấn đề khó khăn đối với các DN CNHT của Việt Nam do tiềm lực chưa đủ mạnh, nguồn nhân lực còn hạn chế để đạt được các chuẩn mực quốc tế thì còn khoảng các khá xa.

Giải pháp phát triển

Ông  Trương Thanh Hoài, Phó vụ trưởng vụ công nghiệp nặng Bộ Công Thương cho rằng, việc một số nhà đầu tư nước ngoài đưa cơ sở sản xuất trị giá nhiều triệu USD vào Việt Nam như Samsung, Toyota… là cơ hội cho CNHT của Việt Nam phát triển. Các DN trong nước đã tự đáp ứng được các khâu như sơn diện ly, sơn tĩnh điện, khung, vỏ, túi khí, nội thất…

Tuy nhiên, để phát triển ngành CNHT cần phải xây dựng một số trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ vùng tại các vùng kinh tế trọng điểm để hỗ trợ các DN về công nghệ, thiết kế và sản xuất thử nghiệm sản phẩm hoàn thiện tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Đồng thời cũng cần thành lập ngay quỹ đầu tư CNHT để hỗ trợ vốn cho các DN.

Ông Hirotaka Yasuzumi giám đốc Jetro tại TP.HCM cho biết, các DN FDI Nhật Bản ít có cơ hội để gặp các DN Việt Nam nên việc hợp tác phát triển khó khăn. Các biên pháp ưu đãi cho CNHT chưa được các DN tận dụng, nguồn nhân lực chưa đủ mạnh chưa đáp ứng được cả về chất và lượng nên trình độ kỹ thuật của DN chưa được nâng cao, khó thực hiện chuyển giao kỹ thuật.

Các tin khác