Chọn lọc đầu tư vào ngành thép

Mặc dù nhận được rất nhiều ưu đãi khi đầu tư dự án Nhà máy thép Guang Lian Dung Quất, Tập đoàn thép JFE (Nhật Bản) vẫn quyết định rút lui sau một thời gian tham gia. Và nếu JFE không tiếp tục thực hiện, UBND tỉnh Quảng Ngãi sẽ buộc phải thu hồi dự án tỷ đô này sau 8 năm cấp phép.

Mặc dù nhận được rất nhiều ưu đãi khi đầu tư dự án Nhà máy thép Guang Lian Dung Quất, Tập đoàn thép JFE (Nhật Bản) vẫn quyết định rút lui sau một thời gian tham gia. Và nếu JFE không tiếp tục thực hiện, UBND tỉnh Quảng Ngãi sẽ buộc phải thu hồi dự án tỷ đô này sau 8 năm cấp phép.

Ưu đãi nhiều chưa đủ?

Dự án trên được tỉnh Quảng Ngãi cấp phép đầu tư năm 2006 với tổng mức đầu tư sau điều chỉnh lên đến 4,5 tỷ USD, công suất thiết kế nhà máy 7 triệu tấn thép/năm, nhưng đến nay Tập đoàn E-United và JFE mới giải ngân được 50 triệu USD. Sau 8 năm triển khai, hình hài của dự án thép tỷ đô này vẫn chỉ là khu đất trống có diện tích 330,6ha (gồm cả diện tích đất và mặt nước) với 4 khối nhà A, B, C, D thuộc khu nhà ở công nhân.

 Ngành thép trong nước hiện nay cung vượt cầu.

Ngành thép trong nước hiện nay cung vượt cầu. 

Đây cũng là dự án thuộc lĩnh  vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, được hưởng mức ưu đãi cao nhất về đất đai, thuế suất, giá bán điện, nước... theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bất kỳ chi phí nào phát sinh trong công tác giải phóng mặt bằng cho khác khu đất được chấp thuận cho dự án đều do UBND tỉnh Quảng Ngãi chi trả. UBND tỉnh Quảng Ngãi đã kiến nghị Chính phủ cho phép nhà đầu tư áp dụng phương thức ứng trả trước một phần chi phí giải phóng mặt bằng và sẽ hoàn trả cho nhà đầu tư thông qua việc khấu trừ nghĩa vụ thuế VAT.

Mặt khác, để xây dựng cảng chuyên dùng cho Nhà máy thép Guang Lian Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi dự kiến thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của một dự án cảng khác trong khu kinh tế Dung Quất. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ngãi cũng đề nghị các bộ, ngành liên quan cho phép nhà đầu tư được hưởng mức các ưu đãi: thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm bằng 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Mặc dù nhận được rất nhiều ưu đãi trong đầu tư, nhưng mới đây JFE đã chính thức có văn bản thông báo gửi các cơ quan chức năng liên quan về việc dừng xem xét đầu tư vào dự án Nhà máy thép Guang Lian Dung Quất. Theo ông Võ Tiến Dũng, Phó trưởng Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất, dự kiến ngày 19-9 tới, UBND tỉnh Quảng Ngãi sẽ làm việc với đại diện của nhà đầu tư để quyết định số phận dự án. "Có thể họ sẽ đề nghị giảm quy mô của dự án, song nếu họ không thực hiện chúng tôi sẽ xem xét thu hồi dự án này" - ông Dũng nói.

Xem lại chính sách ưu đãi

Chọn lọc đầu tư vào ngành thép ảnh 2Việc các nhà đầu tư FDI rút khỏi các dự án thép tỷ đô thời gian qua không ảnh hưởng đến ngành thép trong nước vì hiện nay ngành thép đang cung vượt quá cầu. Trong trường hợp nhà đầu tư cân nhắc mọi yếu tố đầu tư đầu vào, thị trường, đầu ra sản phẩm thấy không có lãi họ rút lui khỏi dự án. Các vướng mắc giải phóng mặt bằng chỉ là cái cớ.
Chọn lọc đầu tư vào ngành thép ảnh 3

Ông Chu Đức Khải,
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký
Hiệp hội Thép Việt Nam

Việc nhà đầu tư FDI JFE xin rút khỏi các dự án thép tỷ đô tại khu kinh tế Dung Quất không gây nhiều bất ngờ với các nhà sản xất thép trong nước, bởi trước đó một nhà đầu tư FDI khác là Tập đoàn Tata (Ấn Độ) cũng xin rút khỏi một dự án thép khủng hơn tại khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh với quy mô lên đến 5 tỷ USD.

Theo GS.TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển, trong nền kinh tế thị trường sự tham gia hay rút khỏi thị trường là quyền tự quyết của doanh nghiệp, nhà đầu tư. Tuy nhiên, với thực tế của ngành thép trong nước hiện nay, Việt Nam nên xem xét lại chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thép.

Việt Nam cần một chính sách thu hút đầu tư lâu dài để phát triển ngành thép, không nên cấp phép đầu tư ồ ạt vào lĩnh vực sản xuất thép tấm, thép xây dựng, thép cuộn... mà hướng tới việc cấp phép cho các nhà đầu tư sản xuất thép đặc chủng, thép phục vụ cơ khí chế tạo và sản phẩm thép hướng tới xuất khẩu. Việc điều chỉnh này sẽ hạn chế nhà đầu tư FDI vào Việt Nam để tận dụng các ưu đãi về đất đai, năng lượng giá rẻ, ưu đãi về thuế, lao động để gia công sắt, thép.

Cũng theo một chuyên gia trong ngành thép, việc các địa phương đưa ra nhiều ưu đãi để thu hút FDI bằng mọi giá cũng cần xem xét lại, mà câu chuyện nhà đầu tư FDI rút khỏi các dự án thép thời gian qua là những thí dụ về sự bất cập này. Những chính sách ưu đãi đầu tư đến kịch trần theo khung khổ luật pháp tại 2 dự án thép trên chỉ phù hợp với giai đoạn đầu thu hút FDI vào ngành thép, khi đó nguồn cung thép trong nước khan hiếm. Đến nay, khi nguồn cung thép trên thị trường đã vượt cầu, chính sách thu hút nhà đầu tư FDI vào ngành thép cần hướng đến mục tiêu xuất khẩu. 

Các tin khác