Kinh doanh chiến tranh (K2): Cổ súy bạo lực

Tại hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra vào cuối tuần trước, các nhà sản xuất vũ khí đã đổ hàng trăm ngàn bảng để vận động (lobby) các nhà lãnh đạo thế giới đưa ra những quyết sách có lợi cho họ, tức tăng cường chiến tranh. Đây chỉ là điển hình của một câu chuyện phổ biến.

Tại hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra vào cuối tuần trước, các nhà sản xuất vũ khí đã đổ hàng trăm ngàn bảng để vận động (lobby) các nhà lãnh đạo thế giới đưa ra những quyết sách có lợi cho họ, tức tăng cường chiến tranh. Đây chỉ là điển hình của một câu chuyện phổ biến.

Thượng đỉnh lobby

Theo báo cáo của tổ chức Reprieve, các tập đoàn vũ khí như General Dynamics, Lockheed Martin, BAE Systems và Raytheon đã chi tới 300.000 bảng (tương đương 10,17 tỷ đồng) để vận động các lãnh đạo NATO. Người phát ngôn Beth Cowley của Lockheed Martin nói với tờ Star rằng công ty bà rất vinh dự được “ủng hộ cho hội nghị”.

Sau khi giới thiệu máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Lightning II mới nhất của mình tại một triển lãm bên lề hội nghị ở xứ Wales, bà Cowley nói: “7 thành viên NATO trong đó có Vương quốc Anh đã là đối tác và nhiều quốc gia quan tâm đến chương trình máy bay này. Đây là một trong những loại máy nền tảng cho không lực của liên minh trong nhiều thập niên tới”. Kat Craig, Giám đốc luật của Reprieve, tin rằng việc các công ty vũ khí thiết lập được quan hệ gần gũi với giới lãnh đạo những nước quyền lực nhất thế giới sẽ cổ súy cho chiến tranh.

Người phát ngôn của tổ chức chống buôn bán vũ khí Campaign Against Arms Trade (CAAT), Andrew Smith, cũng nhận xét tương tự: “Các công ty này phát triển mạnh nhờ có chiến tranh và xung đột. Không có gì ngạc nhiên khi họ sử dụng một hội nghị thượng đỉnh quân sự như NATO để thúc đẩy việc buôn bán những sản phẩm giết người. Họ muốn các chính phủ tiếp tục đổ hàng tỷ USD vào vũ khí, cho dù cùng lúc người dân bị cắt giảm hàng loạt dịch vụ thường ngày”.

Một trong những lãnh đạo được o bế nhiều nhất trong cuộc họp tuần qua là nguyên thủ nước chủ nhà, Thủ tướng Anh David Cameron, người đã dùng hội nghị để công bố việc London sẽ chi 5,7 tỷ USD cho các phương tiện quân sự. Trong cuộc họp với Quốc hội, Thủ tướng Cameron cho biết hội nghị thượng đỉnh NATO “đã chứng minh tổ chức này rất quan trọng đối với an ninh trong tương lai của nước Anh”. Các nước NATO hiện chiếm tới 70% chi tiêu quân sự toàn cầu.

Dù vậy, ông Cameron vẫn kêu gọi các thành viên gia tăng ngân sách chiến tranh. Ông nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các thương hiệu vũ khí như BAE Systems, Raytheon và Lockheed Martin. Những chiếc xe bọc thép của BAE đã tham gia tích cực vào việc đàn áp chống lại những cuộc biểu tình dân chủ trong Mùa xuân Ả Rập trước đây; trong khi radar quân sự của Raytheon đang được dùng trong quân đội Israel;  Lockheed Martin cung cấp tên lửa hạt nhân và máy bay không người lái vần vũ trên bầu trời Afghanistan.

BAE thường xuyên để ra ít nhất 50% chi phí nghiên cứu và phát triển của hãng để đóng góp cho ngân sách mua sắm tại Bộ Quốc phòng Anh (MoD), nhờ đó có được một số hợp đồng dài hạn với MoD, đảm bảo thu nhập tối thiểu 230 triệu bảng (375 triệu USD) mỗi năm cho tập đoàn đến năm 2025. BAE đã có nhiều hoạt động lấy lòng chính phủ, chẳng hạn từng chi 300 triệu bảng (489 triệu USD) để hỗ trợ xây dựng một cơ sở mới; thậm chí tổ chức chuyến thăm Ả Rập Saudi cho Thái tử Charles để hoàn tất thỏa thuận vũ khí. Khách hàng chính của Lockheed Martin là chính phủ Hoa Kỳ.

Đội quân lobby của họ có mối quan hệ chặt chẽ với các nghị sĩ quốc hội. Nhờ vậy, Đồi Capitol yêu cầu quân đội mua loại máy bay chiến đấu F-22 Raptor của hãng này. Họ cũng tung ra rất nhiều quảng cáo trên truyền hình, báo chí và áp phích để cỗ vũ cho chiến tranh. Một trong những lập luận nổi tiếng của Lokheed là “chiến tranh là hòa bình”. Chẳng hạn, một quảng cáo của hãng tuyên bố việc sử dụng F-22 Raptor đã giúp bảo vệ mạng sống 300 triệu người, 95.000 người có việc làm.

Gaza là bãi thử

Cho đến nay, có lẽ nhiều người vẫn thắc mắc vì sao Israel có thể tự tung tự tác ở Trung Đông và Dải Gaza như vậy. Chẳng hạn, trong cuộc chiến ở Gaza gần đây, nhà nước Do Thái đã phá hủy hơn 10.000 ngôi nhà, làm hư hại 30.000 căn và giết chết ít nhất 1.300 thường dân; thả bom 6 trường học được Liên hiệp quốc (LHQ) làm nơi trú ẩn cho dân thường, giết chết ít nhất 47 người tỵ nạn và làm bị thương hơn 340 người.

Đó rõ ràng là những tội ác chiến tranh, nhưng tại sao Hoa Kỳ - nước tự cho mình vai trò bảo vệ hòa bình và công lý trên thế giới - lại không hề nói đến chuyện cấm vận hay bất kỳ hình thức trừng phạt nào đối với Israel, trong khi tỏ ra rất mạnh tay với Nga trong xung đột ở Ukraine? Câu trả lời là do tác động của hoạt động lobby.

Các tổ chức lobby của người Do Thái có ảnh hưởng rất lớn tại Hoa Kỳ, và khiến mọi quyết sách bất lợi cho Israel đều không được quốc hội Hoa Kỳ thông qua. American Israel Public Affairs Committee (AIPAC) là một trong số các tổ chức lobby quyền lực nhất của người Do Thái trên đất Hoa Kỳ. Steven Rosen, một cựu điều hành của AIPAC, khoe khoang rằng có thể rút khăn tay trong túi áo của bất kỳ nghị sĩ nào và xin chữ ký ủng hộ của họ. AIPAC có hơn 100.000 thành viên và mạng lưới 17 văn phòng trải khắp nơi.

Tất cả nghị sĩ quốc hội Hoa Kỳ đều cảm nhận được sức mạnh của tổ chức này. Chẳng hạn vào năm 2011, khi Palestine tuyên bố muốn LHQ công nhận là một nhà nước, AIPAC đã nhanh chóng lôi kéo được 446 thành viên quốc hội phản đối điều đó. Một điều tra gần đây của nhà báo đoạt giải báo chí Gellhorn năm 2012, Gareth Porter, đã chỉ ra mối liên hệ giữa Washington và những tội ác chiến tranh của Israel.

“Thái độ của chính phủ Obama tỏ dấu hiệu cho Israel thấy rằng họ sẽ không bị truy cứu vì những hành vi như vậy. Những cuộc họp báo hàng ngày của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho thấy chính quyền Obama từ chối lên án các cuộc tấn công của Israel vào các mục tiêu dân sự” - điều tra của Porter viết.

Áp phích cổ động chiến tranh của Lockheed Martin với lập luận: “Chiến tranh là hòa bình”.

Áp phích cổ động chiến tranh của Lockheed Martin với lập luận:
“Chiến tranh là hòa bình”.

Một trong những công ty hưởng lợi nhất từ các cuộc chiến tranh là Elbit Systems, nhà sản xuất vũ khí hàng đầu của Israel. Nhiều vũ khí của hãng này đang được quân đội Israel sử dụng trong cuộc chiến ở Dải Gaza. Tờ Bussinessweek cho biết kể từ khi cuộc chiến ở Gaza bùng lên đến nay, cổ phiếu của Elbit ở Hoa Kỳ đã tăng 6,1%, giúp công ty sắp chạm mức thị giá cao nhất mọi thời đại từng lập năm 2010.

Cuộc chiến đã giúp tăng doanh số của Elbit và cũng giúp ngành quân sự của Israel thăng hoa. Jane, nhà xuất bản chuyên về thương mại quân sự có trụ sở ở Anh, xếp Israel vào nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 6 trên thế giới vào năm 2012, với kim ngạch 2,4 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu tính theo bình quân đầu người, kim ngạch xuất khẩu vũ khí ở Israel cao nhất, với 300USD/người. Con số này cao hơn nhiều so với Hoa Kỳ, nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới.

Dữ liệu của Viện Nghiên cứu hòa bình Stockholm (SIPRI) cho biết xuất khẩu vũ khí của Israel tăng hơn gấp đôi trong thời gian 2001-2012. Nhưng khách hàng lớn nhất của các công ty quốc phòng Israel vẫn là quân đội Israel. Gil Wainman, Giám đốc tiếp thị của Israel Weapon Industries, cho biết khi một vũ khí mới được phát triển, nó sẽ được giao cho quân đội dùng thử ngay khi thử nghiệm nội bộ xong. Sau đó, dựa trên đánh giá và khuyến nghị từ quân đội, nó sẽ được cải tiến để hoàn thiện. Dĩ nhiên, Gaza chính là bãi thử nghiệm chính cho ngành công nghiệp quốc phòng của Israel.

Các tin khác