Tập đả hổ diệt ruồi (K3): Hàng long tráng sĩ

Một đề tài thu hút tranh luận của giới quan sát về cuộc đả hổ diệt ruồi của Trung Quốc hiện nay là liệu ông Tập Cận Bình có nâng nó lên tầm mức bắt rồng hay không.

Một đề tài thu hút tranh luận của giới quan sát về cuộc đả hổ diệt ruồi của Trung Quốc hiện nay là liệu ông Tập Cận Bình có nâng nó lên tầm mức bắt rồng hay không.

Tập đả hổ diệt ruồi (K2): Ngũ đại hổ tướng

Tập đả hổ diệt ruồi (K1): Mở rộng trường săn

Tín hiệu truyền thông

Khi tướng Từ Tài Hậu bị hạ bệ, cả 2 tờ báo chính thức của chính quyền Bắc Kinh là Tân Hoa Xã và Nhân dân Nhật báo cùng mượn chuyện nước Pháp để bàn chuyện trong nước. Cả 2 cùng đăng một bài báo có tựa đề: "Tại sao nước Pháp dám điều tra cựu tổng thống (Sarkozy)". Bài báo bình luận một số người Trung Quốc nghĩ rằng không thể động đến quan chức cấp cao cỡ tương đương chủ tịch nước vì e ngại làm tổn hại đến quốc thể. Vì vậy luôn có rào cản trong việc điều tra các quan chức cấp cao. "Giờ đây người dân Trung Quốc sẽ không còn coi việc điều tra các quan chức cấp cao là xấu hổ" - bài báo viết.

Báo Epoch Times (Đài Loan, Trung Quốc) phân tích rằng ông Tập đã dùng lễ kỷ niệm 110 năm sinh nhật của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình (22-8), để tuyên truyền cho những nỗ lực chính trị của chính mình, bằng cách đưa ra những dấu hiệu nhắm đến những cải tổ sâu rộng như thời ông Đặng. Những ý tưởng này đã xuất hiện trong các bài phát biểu của họ Tập về di sản của Đặng Tiểu Bình.

Tờ Nhân dân Nhật báo đã hé mở một dấu hiệu: “Ai không thúc đẩy cải cách cần bước xuống” - một cụm từ được Đặng Tiểu Bình dùng lần đầu tiên trong những năm 1990 để chống lại Giang Trạch Dân, người đã miễn cưỡng trong việc thúc đẩy cải cách kinh tế sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989. Các tờ báo chính thức của nhà nước Trung Quốc cũng ra sức tung hô để hỗ trợ sức mạnh cho ông Tập. Ngày 12-8, tờ Nhân dân Nhật báo nêu bật thành tích của Tập Cận Bình sau 18 tháng theo đuổi “Giấc mơ Trung Hoa”. Tờ báo này liệt kê chiến dịch bàn tay sắt chống tham nhũng, thúc đẩy cải cách và chính sách ngoại giao nước lớn.

Cựu tổng biên tập của tạp chí Trường đảng Trung ương Đặng Duật Văn nói: “Rõ ràng ông Tập là lãnh đạo quyền lực nhất kể từ thời Đặng Tiểu Bình, thể hiện qua 2 yếu tố. Thứ nhất, ông Tập kiểm soát cả Đảng cộng sản (ĐCS), quân đội và kinh tế. Các văn phòng và lĩnh vực kinh tế từng thuộc về thủ tướng, nhưng nay Thủ tướng Lý Khắc Cường chỉ đóng vai phụ.

Họ Tập hiện đứng đầu 7 nhóm công tác về quân sự, kinh tế và nhiều lĩnh vực. Thứ hai là việc tuyên truyền cho Tập Cận Bình. Hơn 10 triệu bản in các phát biểu của Tập Cận Bình đã được bán trong 2 tháng qua”. Tập trung quyền lực, sức mạnh và được sự ủng hộ của truyền thông, ông Tập có đủ điều kiện để trở thành “hàng long tráng sĩ”.

Ai là rồng?

Theo quan niệm Trung Quốc và phương Đông nói chung, rồng là con vật đứng đầu tứ linh, cao quý hơn so với chúa sơn lâm. Nếu (cựu) Phó Chủ tịch nước và Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị Tăng Khánh Hồng được xếp ở hàng hổ, rồng đương nhiên phải là người nắm quyền chức cao hơn, phải là các cựu Thủ tướng hoặc Chủ tịch nước. Người Trung Quốc cũng cho rằng rồng là loài vật sống ở biển hoặc sông lớn. Hiện nay, người có vẻ hội đủ tất cả đặc điểm nói trên là cựu Chủ tịch nước Giang Trạch Dân.

Ông là người sinh ra ở Giang Tô, tên của ông cũng có chữ “Giang”, nghĩa là “sông”. Trong khi đó, hiện nay ông đang ở tại Thượng Hải, có nghĩa là “biển”. Ngoài ra, kể từ tháng 10 năm ngoái, tên của ông Giang Trạch Dân đã nhiều lần không được nhắc đến trong các thông cáo chính thức của ĐCS Trung Quốc. Thí dụ, ngày 14-7, ĐCS Trung Quốc loan báo các ông Tập Cận Bình, Hồ Cẩm Đào và Chu Dung Cơ đã tham dự một cuộc họp ôn cố tri tân ở Tây Tạng. Tên của ông Giang không có trong thông cáo và nó được coi là một tín hiệu bất thường nghiêm trọng.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khiến người ta đồn đoán cuộc đả hổ diệt ruồi của ông Tập đang nhắm đến mục tiêu cuối cùng là Giang Trạch Dân bởi hầu hết con hổ lớn đã bị triệt hạ cho đến nay đều thuộc phe cánh của ông. Trong khi ông Vạn Khánh Lương là đồng minh thân cận của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, tướng Từ Tài Hậu được coi là người của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân. Đây đều là những nhân vật còn ảnh hưởng lớn trên chính trường Trung Quốc.

“Vụ bắt Từ Tài Hậu, Chu Vĩnh Khang cho thấy sự suy yếu hơn nữa ảnh hưởng của ông Giang” - Warren Sun, chuyên gia về lãnh đạo Trung Quốc tại Đại học Monash, Australia, phân tích. Giới quan sát cho biết trước khi quyết định triệt hạ ai, CCDI thường cho truyền thông tung tin trước về những sai phạm liên quan đến người đó để xem họ tỏ thái độ như thế nào, chọn đứng về phía ai.

Chiến lược

Dựa trên nhiều báo cáo truyền thông, các thành viên của CCDI đã bắt đầu có mặt ở những căn cứ quyền lực của Giang Trạch Dân và các con của ông ta, bao gồm Thượng Hải, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Tập đoàn Ô tô Đệ nhất (FWA) và một số nơi khác. Giang Miên Hằng, con trai cả, được mệnh danh tham nhũng bậc nhất Trung Quốc do liên quan đến các ngành bưu chính viễn thông và nhiều ngành khác. Giang Miên Hằng giữ vị trí thành viên điều tra trong Ủy ban Xây dựng Thượng Hải và là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thông tin về Phát triển Đô thị. Với vị trí này, ông bị nghi ngờ có quan hệ thân cận với nhân vật vừa bị bắt gần đây là Vương Tông Nam, cựu Chủ tịch Tập đoàn Quang Minh Thượng Hải.

Vì vậy, còn phải chờ xem liệu CCDI có thu thập được những bằng chứng tham nhũng đáng giá từ Vương hay không. Trong khi đó, trang 9000wy.com của quân đội Trung Quốc tiết lộ một báo báo từ cuộc họp Bắc Đới Hà về mối quan hệ của Giang Trạch Huy - anh họ Giang Trạch Dân - và Hoa Bang Tung, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Wilson Engineering. Trước đó, cơ quan truyền thông Trung Quốc công bố rộng rãi về mối liên hệ tiền bạc giữa nhân vật đã bị bắt Hoa Bang Tung và con trai của Chu Vĩnh Khang là Chu Bân. Mặc dù bài báo không tiết lộ chính xác bản chất mối quan hệ giữa Giang Trạch Huy và Hoa Bang Tung, nhưng việc đăng tấm ảnh chụp 2 người này không phải ngẫu nhiên.

Chính Giang Trạch Dân là người đã giới thiệu Chu Bân với Hoa Bang Tung, sau đó Hoa Bang Tung mới gặp Giang Trạch Huy. Thông qua các mối quan hệ này, Hoa Bang Tung nhanh chóng phát triển khối tài sản của mình lên đến 22 tỷ NDT (tương đương 3,58 tỷ USD) chỉ trong vòng 17 năm. Người ta vẫn đang điều tra liệu có mối liên quan tiền bạc nào giữa Hoa và Giang Trạch Huy không. Vào tháng 4 năm nay, có thông tin tiết lộ Giang Chí Thành, cháu nội Giang Trạch Dân, đã kiếm được bộn tiền từ thị trường chứng khoán. Đây có thể là điểm khởi đầu của cuộc điều tra trong tương lai.

Nhiều người mong đợi ông Tập sẽ thành dũng sĩ bắt rồng (minh họa: VĂN CƯỜNG).

Nhiều người mong đợi ông Tập sẽ thành dũng sĩ bắt rồng (minh họa: VĂN CƯỜNG).

Trong khi các thành viên của gia đình Giang Trạch Dân là đối tượng nhắm tới của CCDI, Tống Tổ Anh, người tình của Giang Trạch Dân, cũng đang bị điều tra. Bạn bè của Giang Trạch Dân, đặc biệt những doanh nhân sẽ là mục tiêu nhắm đến tiếp theo. Vào ngày 11-8, Chủ tịch Tập đoàn Quang Minh Thượng Hải, Vương Tông Nam, người có mối quan hệ gần gũi với gia đình Giang Trạch Dân đã bị bắt. Mục đích có thể nhằm thu thập bằng chứng tham nhũng chống lại họ Giang và thân nhân của ông ta. CCDI gần đây đã đến Thượng Hải và Tập đoàn FWA ở Trường Xuân.

Thượng Hải được xem là thành trì của Giang Trạch Dân và FWA từng là nơi làm việc của ông Giang trước đây. Sau khi đoạt được quyền lực chính trị, ông đã đưa nhiều lãnh đạo cấp cao của tập đoàn này vào các vị trí trong bộ, ngành trung ương. Việc CCDI đến 2 nơi này đồng nghĩa 2 đồng minh thân cận của họ Giang là Hàn Chính và Ngô Chi Minh đã đến số.

Các tin khác