Vai trò, bản lĩnh doanh nhân

Sau khi đất nước thống nhất và đặc biệt sau khi tiến hành công cuộc đổi mới, xã hội đã nhận thức được vai trò quan trọng của doanh nhân và thực tế vai trò đó ngày càng trở nên đặc biệt có ý nghĩa. Không có doanh nhân thành đạt thì không có xã hội phát triển, tạo ra nhiều của cải cho xã hội. Không có doanh nhân thành đạt đồng nghĩa với việc nền kinh tế không có tăng trưởng và phát triển, sẽ khó có tiến bộ xã hội.

Sau khi đất nước thống nhất và đặc biệt sau khi tiến hành công cuộc đổi mới, xã hội đã nhận thức được vai trò quan trọng của doanh nhân và thực tế vai trò đó ngày càng trở nên đặc biệt có ý nghĩa. Không có doanh nhân thành đạt thì không có xã hội phát triển, tạo ra nhiều của cải cho xã hội. Không có doanh nhân thành đạt đồng nghĩa với việc nền kinh tế không có tăng trưởng và phát triển, sẽ khó có tiến bộ xã hội.

Doanh nhân thành đạt không chỉ bao hàm ý nghĩa sự giàu lên của một cá nhân mà đi liền với đó là sự phát triển và thịnh vượng của một xã hội. “Doanh nhân thành đạt có ích gì cho xã hội?” là đầu đề gợi ý của CEO Đặng Đức Thành, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Các nhà kinh tế (VEC), mang đến cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Theo CEO Đặng Đức Thành, doanh nhân thành đạt đóng góp cho xã hội trên 5 vấn đề lớn: Đóng góp thuế, làm tăng GDP cho đất nước; doanh nhân là nhân tố quyết định thúc đẩy trình độ dân trí phát triển; doanh nhân là người góp phần vô cùng quan trọng giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, làm ra của cải ngày càng nhiều cho xã hội; doanh nhân thành đạt là tấm gương tốt về đạo đức trong xã hội; doanh nhân thành đạt làm giàu cho bản thân và gia đình mình. Chúng tôi cho rằng đây là những nhận định, đánh giá rất đúng đắn.

Xây dựng doanh nghiệp thành công, lợi nhuận ngày càng tăng, doanh nhân sẽ làm giàu cho mình và gắn liền với doanh nghiệp phát triển lên tầm cao mới. Có tiền bạc vật chất dồi dào, doanh nhân mới có thể xây dựng gia đình mình tốt hơn, từ đó mới có đủ điều kiện chăm lo công tác xã hội, tạo ra yếu tố căn bản cho thế hệ kế tiếp phát triển tốt hơn, góp phần đưa đất nước bứt phá lên tầm cao mới.

CEO Đặng Đức Thành,
Chủ nhiệm Câu lạc bộ Các nhà kinh tế (VEC)

Bất kỳ doanh nghiệp nào khi được thành lập và đi vào hoạt động luôn luôn mang theo bên mình trách nhiệm với xã hội. Trách nhiệm xã hội đầu tiên là khi kinh doanh phải nộp thuế đầy đủ. Ngân sách nhà nước tồn tại và phát triển nhờ trên 80% nguồn thu từ thuế để bảo đảm nguồn lực cho bộ máy hành chính nhà nước hoạt động. Không có nguồn này thì nhà nước sẽ tê liệt, khó vận hành bình thường.

 GDP không thể tăng lên nếu không có tăng trưởng kinh tế. Nhưng để tăng trưởng kinh tế thì không thể không có doanh nghiệp và doanh nhân thành đạt. Doanh nghiệp được thành lập không phải để tồn tại vô định. Sự thành công của mỗi doanh nghiệp là một phần thành công của cả nền kinh tế, của cải vật chất do mỗi doanh nghiệp tạo ra cho xã hội là để tích lũy tăng trưởng GDP.

 Doanh nghiệp được thành lập ra chủ yếu để hoạt động và tìm kiếm lợi nhuận, phục vụ con người. Sự thành đạt của mỗi doanh nghiệp, mỗi doanh nhân không phải ngẫu nhiên mà là kết quả của việc nỗ lực phấn đấu, vượt khó và sáng tạo của người doanh nhân. Để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải vượt qua các cuộc cạnh tranh khốc liệt. Và để thắng trong các cuộc cạnh tranh đó doanh nghiệp bắt buộc phải luôn đổi mới, năng động và sáng tạo. Doanh nghiệp kém hiệu quả hoặc không hiệu quả sẽ bị đào thải và không thể tồn tại được trong quá trình cạnh trạnh.

Một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong cạnh tranh là đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị và không ngừng thúc đẩy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật... Tuy nhiên, quyết định sự thành bại vẫn là yếu tố con người. Doanh nghiệp muốn cạnh tranh thành công trên thương trường, giải pháp cần thiết là phải đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho người lao động. Người lao động phải được tổ chức học tập kỹ lưỡng cả trình độ văn hóa lẫn trình độ nghề nghiệp, chuyên môn. Đây chính là nhân tố quyết định thúc đẩy trình độ dân trí phát triển. Sức lao động chỉ qua quá trình lao động trong thực tiễn mới tạo ra giá trị.

Như vậy, doanh nghiệp là khâu cầu nối quan trọng giữa sức lao động với thực tiễn lao động và nhờ quá trình này của cải xã hội ngày càng được tăng lên. Doanh nghiệp thành công, doanh nhân thành đạt mới có cơ hội phát triển mở rộng hoạt động kinh doanh và trong quá trình mở rộng đó không thể không tạo thêm việc làm cho người lao động. Khi người lao động có việc làm, có thu nhập cũng như doanh nghiệp phát triển ngày một lớn lên thì của cải của xã hội cũng nhờ đó sẽ tăng lên.

Trong quá trình phát triển của các quốc gia, nhiều doanh nghiệp được hình. Trong quá trình phát triển đó phần đông doanh nghiệp đi lên nhờ sự nỗ lực của các doanh nhân và tập thể công nhân viên trong doanh nghiệp, chỉ một số ít doanh nghiệp phát triển không nhờ sự vươn lên một cách trong sáng. Tuy nhiên, những doanh nghiệp phát triển không theo con đường trong sáng về cơ bản sẽ bị đào thải, hoặc muốn phát triển tiếp các doanh nghiệp này phải đổi mới cách làm ăn.

Đó chính là kinh doanh thể hiện tính văn hóa và đạo đức. Đạo đức và văn hóa kinh doanh đầu tiên cần phải có là chữ tín. “Một sự mất tín thì vạn sự mất tin” là câu thành ngữ cha ông ta đã dạy. Chỉ có chữ tín mới tạo cho doanh nghiệp có bạn hàng, khách hàng và có thị trường bền vững. Nhờ đó thương hiệu của doanh nghiệp mới khắc sâu trong tâm thức khách hàng và tạo ra một sức mạnh mềm để doanh nghiệp chiến thắng trên thương trường.

Doanh nhân thành đạt là một nhân tố quan trọng trong phát triển xã hội.

Doanh nhân thành đạt là một nhân tố quan trọng trong phát triển xã hội.

Những doanh nhân thành đạt không chỉ biết lo cho mình mà còn vì cộng đồng xã hội. Một thương hiệu mạnh đồng nghĩa với việc doanh nhân tham gia nhiều vào công tác từ thiện, thể hiện sự tích cực trong phong trào xây dựng và bảo vệ môi trường, phong trào khuyến học, xóa đói giảm nghèo, cứu trợ thiên tai bão lụt... Thế giới ngày nay, đã và đang có nhiều doanh nhân thành đạt đi làm từ thiện toàn tâm toàn ý, đem cả gia tài, thành quả phấn đấu suốt đời của mình để làm từ thiện, như Bill Gates của Microsof; Warren Buffet... Vì vậy doanh nhân thành đạt là tấm gương tốt về đạo đức trong xã hội. Ngày càng có nhiều doanh nhân thành đạt được xã hội trân trọng, tôn vinh.

Để thành doanh nhân thành đạt không phải là điều dễ dàng và thật sự vinh dự để trở thành doanh nhân thành đạt. Doanh nghiệp chỉ có tồn tại và phát triển bền vững mới tạo ra doanh nhân thành đạt. Đó chính là điều cốt lõi cho mỗi doanh nghiệp trên con đường phấn đấu của mình. Chúng tôi đánh giá cao những ý tưởng gợi mở của CEO Đặng Đức Thành về hoạt động của Câu lạc bộ Các nhà kinh tế. Tuy nhiên, cũng có thể nêu thêm là doanh nhân thành đạt còn góp phần cải biến xã hội, tức là góp phần đưa xã hội ở trình độ thấp lên mức phát triển cao hơn, chuyển hóa xã hội về chất từ một mức này sang một mức khác cao hơn.

Các tin khác