Bất cập hải quan tự động

Hiện nay việc thực hiện hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS đã được ngành hải quan áp dụng tại tất cả các Cục Hải quan tỉnh, thành trong cả nước. Đây là hệ thống do Nhật Bản tài trợ với mục tiêu giảm thời gian thông quan và thủ tục hành chính cho DN. Nhưng ngay thời gian đầu triển khai đã phát sinh nhiều bất cập cần tháo gỡ.

Hiện nay việc thực hiện hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS đã được ngành hải quan áp dụng tại tất cả các Cục Hải quan tỉnh, thành trong cả nước. Đây là hệ thống do Nhật Bản tài trợ với mục tiêu giảm thời gian thông quan và thủ tục hành chính cho DN. Nhưng ngay thời gian đầu triển khai đã phát sinh nhiều bất cập cần tháo gỡ.

Luồng đỏ kêu ai?

Trước đây, việc phân luồng hàng hóa do các chi cục trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực tiếp thực hiện sau khi DN nộp tờ khai hải quan. Nhưng khi áp dụng VNACCS/VCIS, việc phân luồng do hệ thống công nghệ thông tin đặt tại Tổng cục Hải quan thực hiện dựa trên các tiêu chí về loại hình và chủng loại hàng hóa xuất nhập khẩu, mức độ tuân thủ pháp luật của DN, thông tin quản lý rủi ro của ngành hải quan và thuế…

Việc tập trung phân luồng tại Tổng cục Hải quan giúp giảm thiểu tiêu cực, DN thuận lợi trong thông quan khi được đưa vào luồng xanh. Nhưng khi tờ khai liên tục bị phân vào luồng vàng (kiểm tra hồ sơ) và luồng đỏ (kiểm tra thực tế hàng hóa), nhiều DN chỉ biết kêu “trời”.

Đơn cử, Công ty TNHH Freetrend tại KCX Linh Trung, chuyên gia công giày cho Tập đoàn Nike, cho biết từ khi hệ thống VNACCS/VCIS có hiệu lực đến nay các tờ khai của công ty bị phân luồng đỏ quá nhiều, lên tới 100% trong tháng 7 vừa qua. Việc này đã ảnh hưởng nhiều tới tiến độ giao hàng của nhà máy, do hải quan mất nhiều thời gian kiểm tra giấy tờ và hàng hóa.

Sắp tới, những tháng cuối năm lượng hàng xuất nhập khẩu của Freetrend dự kiến sẽ tăng 30% nên công ty đề nghị Tổng cục Hải quan xem lại hệ thống phân luồng vì từ khi thành lập đến nay công ty luôn chấp hành tốt pháp luật trong vấn đề thuế và hải quan. Trả lời về vướng mắc này của Freetrend, Cục Hải quan TPHCM cho biết chỉ có thể phản ánh ý kiến của DN về Tổng cục Hải quan xử lý chứ không thể can thiệp vào hệ thống phân luồng hàng hóa.

Ngoài ra, theo các DN xuất nhập khẩu, hiện nay các địa điểm cảng, kho hàng, địa điểm tập kết hàng hóa xuất khẩu, mã loại hình… chưa được mã hóa đầy đủ, thống nhất, việc công bố bảng mã trên website còn chậm, chưa chính xác dẫn đến DN gặp khó khăn trong việc khai các bảng mã. Đặc biệt, nếu DN khai sai một số tiêu chí sẽ không được sửa mà phải hủy tờ khai, gây chậm trễ thông quan hàng hóa, nhất là hàng xuất khẩu.

Cụ thể, theo Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), số lượng DN thủy sản bị “rớt” container do thay đổi mã cảng thanh lý diễn ra liên tục trong thời gian qua. Đa số DN gặp khó khăn trong việc khai báo “mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến hay gọi là mã cảng” trong phần thông tin chung của VNACCS. Mã này được Tổng cục Hải quan cập nhật sẵn trong chương trình VNACCS.

Tuy nhiên, mã này hay bị thay đổi và đôi khi rất khó xác định mã nào trong cơ sở dữ liệu của chương trình VNACCS để áp dụng chính xác. Khi đó DN sẽ gặp khó khăn và thậm chí phải hủy tờ khai trong trường hợp áp mã cảng không chính xác.

Văn bản chưa đồng bộ

Trong kiến nghị gởi Tổng cục Hải quan về các vướng mắc của VNACCS/VCIS, Hiệp hội DN logistics cho biết các văn bản pháp luật liên quan đến hệ thống này hiện nay chưa đồng bộ với các văn bản của các ngành chức năng khác, như nhãn mác hàng hóa, gây khó khăn cho DN và cán bộ hải quan. Như trường hợp tờ khai đăng ký tại Chi cục Hải quan Khu công nghiệp được phân luồng xanh, theo Văn bản 5665/BTC-TCHQ hướng dẫn người khai hải quan tự in tờ khai trình hải quan tại cửa khẩu để xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát.

Nhưng thực tế cán bộ hải quan cửa khẩu không thấy tờ khai nên không xác nhận được, DN phải liên lạc với hải quan khu công nghiệp để được xác nhận. Điều này làm người khai hải quan phải tiếp xúc nhiều với công chức hải quan hơn. Bên cạnh đó, VNACCS/VCIS và một số phần mềm thủ công (như tra số container) không tương thích dẫn đến mất thời gian trong quá trình làm thủ tục hải quan.

Trường hợp DN khai sai nhưng đã đóng thuế phải hủy tờ khai, tiền thuế không được chuyển ngay sang tờ khai mới. Muốn lấy hàng nhanh để đáp ứng sản xuất DN phải đóng thuế cho tờ khai mới, điều này làm chậm thời gian lấy hàng. Có các lô hàng tiền thuế rất lớn DN không thể có tiền đóng lại trong khi việc hoàn thuế hoặc làm thủ tục chuyển thuế từ tờ khai hủy sang tờ khai mới mất nhiều thời gian.

Chi cục Hải quan khu vực 1 - Cát Lái thực hiện thông quan hàng hóa tự động cho DN. Ảnh: CAO THĂNG

Chi cục Hải quan khu vực 1 - Cát Lái thực hiện thông quan
hàng hóa tự động cho DN. Ảnh: CAO THĂNG

Phần mềm VNACCS/VCIS cũng chưa có dữ liệu sao lưu khi có sự cố xảy ra như đường truyền nghẽn, thiên tai, động đất… Đối với hàng vận chuyển bằng đường hàng không, trọng lượng hàng trên tờ khai và thực tiễn hải quan cân không khớp nhau dẫn đến không được thông quan và phải làm lại tờ khai.

Đại lý hải quan là một hình thức tạo thuận lợi cho DN xuất nhập khẩu, được Luật Hải quan mới khuyến khích. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có sự khác biệt nào giữa đại lý hải quan với DN làm thủ tục. Hiệp hội DN logistics kiến nghị cần có sự chia sẻ thông tin liên quan giữa cơ quan hải quan, thuế và các cơ quan khác như biên phòng, kiểm dịch, y tế tại cửa khẩu giúp DN giảm bớt việc phải trình bày, giải thích những vướng mắc nhỏ khi làm thủ tục thông quan. Đồng thời, khi áp dụng hải quan điện tử cần loại bỏ yêu cầu giấy tờ phải in ra xuất trình, để tạo thuận lợi cho DN nâng cao năng lực cạnh tranh. 

Các tin khác