Gia tăng cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh được xem là môi trường, động lực phát triển của DN. Tuy vậy, khi kinh doanh càng khó khăn, cạnh tranh giữa các DN trở nên khốc liệt hơn. Không ít DN đã sử dụng mọi chiêu thức cạnh tranh không lành mạnh để hạ đối thủ và đây chính là nguyên nhân khiến số lượng vụ việc tranh chấp, khiếu nại, đưa nhau ra tòa thời gian gần đây gia tăng.

Cạnh tranh được xem là môi trường, động lực phát triển của DN. Tuy vậy, khi kinh doanh càng khó khăn, cạnh tranh giữa các DN trở nên khốc liệt hơn. Không ít DN đã sử dụng mọi chiêu thức cạnh tranh không lành mạnh để hạ đối thủ và đây chính là nguyên nhân khiến số lượng vụ việc tranh chấp, khiếu nại, đưa nhau ra tòa thời gian gần đây gia tăng.

Phạt chưa đủ răn đe

Khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004 định nghĩa: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của DN trong quá trình kinh doanh là hành vi trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của DN khác hoặc người tiêu dùng”.

Theo Luật Cạnh tranh, hàng loạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh được liệt kê khá rõ: chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh, ép buộc trong kinh doanh, gièm pha, gây rối hoạt động kinh doanh của DN khác, quảng cáo và khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, phân biệt đối xử của hiệp hội, bán hàng đa cấp bất chính.

Với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, pháp luật quản lý về cạnh tranh đã đưa ra nhiều chế tài xử phạt để răn đe. Cụ thể, mức phạt tiền tối đa với hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn, bán hàng đa cấp bất chính đến 200 triệu đồng. Gièm pha, gây rối hoạt động kinh doanh của DN khác, ép buộc trong kinh doanh phạt 150 triệu đồng. Quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh phạt 140 triệu đồng. Xâm phạm bí mật kinh doanh phạt 30 triệu đồng.

Ông Phạm Văn Cao,
Cục Quản lý cạnh tranh

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 còn bổ sung một số hành vi bị coi là cạnh tranh không lành mạnh, gồm sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ; sử dụng chỉ dẫn thương hiệu gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách thức sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của sản phẩm, dịch vụ; sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà nước ta cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, không có lý do chính đáng; đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng, sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.

Theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm cạnh tranh không lành mạnh khá nặng nhưng chưa đủ răn đe. Giai đoạn 2006-2012, riêng hành vi quảng cáo 95 vụ, khuyến mại 4 vụ, gièm pha nói xấu DN khác 8 vụ, chỉ dẫn gây nhầm lẫn 3 vụ, bán hàng đa cấp bất chính 3 vụ, gây rối hoạt động kinh doanh của DN khác 2 vụ.

Trên thực tế, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh lớn hơn nhiều, nhưng có thể DN chưa phát hiện hoặc ngại va chạm nhau. “Bất cập hiện nay là chức năng điều tra, xử lý các hành vi này trên phạm vi toàn quốc chủ yếu giao cho Cục Quản lý cạnh tranh, trong khi lực lượng làm nhiệm vụ rất mỏng (khoảng 20 người), chưa sát và thiếu sự hợp tác của DN, nên khi xảy ra sự vụ rất khó xử lý” - một lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh chia sẻ.

Những vụ điển hình

Thời gian gần đây, không ít vụ việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN đã được cơ quan quản lý điều tra, xử phạt thích đáng. Năm 2012, người tiêu dùng đã chứng kiến cuộc chiến giữa 2 hãng rượu Vodka có tiếng trên thị trường nội địa. Lúc đó, Công ty A và Công ty B đều là DN sản xuất, kinh doanh rượu Vodka. A khiếu nại B cạnh tranh không lành mạnh bằng việc thực hiện điện phân rượu Vodka của A tại các nhà hàng, quán rượu và tuyên bố rượu của A có độc tố.

Kết luận của cơ quan điều tra cho thấy việc làm của Công ty B không có cơ sở (tham vấn ý kiến của Cục An toàn thực phẩm, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng). Việc làm của Công ty B đã khiến doanh số của Công ty A bị giảm do các nhà hàng không nhận hàng hoặc trả lại. Cơ quan quản lý đã xử phạt Công ty B về hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của DN khác.

Cạnh tranh không lành mạnh làm tổn hại đến môi trướng kinh doanh và lợi ích của Nhà nước, DN và Nhân dân.

Cạnh tranh không lành mạnh làm tổn hại đến môi trướng kinh doanh
và lợi ích của Nhà nước, DN và Nhân dân.

Thị trường gas cũng từng xảy ra việc cạnh tranh tiêu cực bằng hình thức gièm pha, nói xấu nhau. Cụ thể, Công ty A sản xuất, kinh doanh sản phẩm ga X. Công ty này gửi thư ngỏ đến các đại lý gas phản ánh việc Công ty B thu hồi vỏ chai gas X để đưa sản phẩm gas Y và các sản phẩm khác vào thay thế. Vì vậy, Công ty A yêu cầu các đại lý khuyến cáo người tiêu dùng cẩn trọng trong việc sử dụng và bảo quản vỏ gas X, không để xảy ra tình trạng tráo đổi bằng những chai ga xám mang thương hiệu khác.

Công ty A còn gửi thư ngỏ đến khách hàng phản ánh về chương trình thu hồi vỏ chai nêu trên và cho rằng vỏ chai X của mình có chất lượng cao hơn thương hiệu khác, giá trị vỏ cao hơn. Khách hàng muốn sử dụng loại gas X phải trả thêm một khoản tiền chênh lệch đổi vỏ. Thư ngỏ trên bị Công ty B (vỏ chai Y) và các DN khác phản đối do hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng.

Qua điều tra của cơ quan có thẩm quyền, chất lượng và giá trị vỏ chai X không cao hơn các vỏ chai khác trên thị trường. Giá tiền cược vỏ chai X tương đương các vỏ chai khác. Công ty A đã đưa thông tin thiếu trung thực, gây ảnh hưởng đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động của DN khác, đã bị xử phạt về về hành vi gièm pha DN khác.

Các tin khác