Điêu đứng vì cao su rớt giá

Sau gần 1 năm nỗ lực cứu chữa, những cây cao su ít bị ảnh hưởng gió bão số 10 cuối năm 2013 cho khai thác trở lại rơi đúng thời điểm giá mủ tươi rớt thê thảm khiến hàng vạn hộ gia đình ở Bắc miền Trung lâm vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Sau gần 1 năm nỗ lực cứu chữa, những cây cao su ít bị ảnh hưởng gió bão số 10 cuối năm 2013 cho khai thác trở lại rơi đúng thời điểm giá mủ tươi rớt thê thảm khiến hàng vạn hộ gia đình ở Bắc miền Trung lâm vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Càng khai thác càng lỗ

Được xác định là một trong những cây trồng chủ lực ở vùng gò đồi, đem lại nguồn thu khá cao nên các tỉnh Bắc miền Trung từ Thừa Thiên - Huế đến Thanh Hóa không ngừng mở rộng, vượt quy hoạch phát triển diện tích cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 80.000ha. Do vậy, khi giá mủ cao su liên tục giảm trong mấy tháng qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng chục ngàn hộ gia đình làm vườn.

Ông Nguyễn Văn Dực, xã Hương Phú, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết: “Chi phí khai hoang, cây giống và phân bón chăm sóc 1ha cao su lên đến hàng trăm triệu đồng, phải vay ngân hàng. Chờ đến ngày thu hoạch mủ mong trả bớt nợ cho ngân hàng, phần còn lại trang trải cuộc sống gia đình. Nhưng thị trường thu mua chưa tới 7.000 đồng/kg mủ cao su tươi (năm 2013 giá mủ cao su tươi dao động 13.000-14.000 đồng/kg) khiến 4 lao động gia đình tui cật lực chăm sóc và cạo mủ 2ha cao su mỗi ngày không đủ ăn, nói gì chuyện tích góp trả vốn lẫn lãi hơn 30 triệu đồng đã vay ngân hàng”.

Hàng ngàn hộ dân có trồng cao su ở Nam Đông cũng đang rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan. Nhiều hộ bỏ bê việc chăm sóc cao su và có ý định thay thế bằng cây trồng khác, nhưng muốn chặt bỏ trồng cây ngắn ngày phải tốn tiền thuê múc gốc 12 triệu đồng/ha, cày xới hơn 2 triệu đồng/ha và các loại giống, phân bón... trong khi tiền bán gỗ không đủ bù tiền dọn vườn.

Giá mủ cao su tươi rớt thê thảm khiến người làm vườn càng khai thác càng lỗ nặng.

Giá mủ cao su tươi rớt thê thảm khiến người làm vườn càng khai thác càng lỗ nặng. 

Tại Quảng Trị và Quảng Bình - những địa phương đứng đầu khu vực Bắc miền Trung về diện tích trồng cây cao su - sau cơn bão số 10 cuối năm ngoái và sự xuống giá mủ cao su đã khiến ước vọng làm giàu từ cây trồng này của nhiều người dân trở thành cơn ác mộng.

Chị Lê Thị Thanh, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, cho biết: “Vay ngân hàng và vốn liếng tích góp cộng công sức chăm bẵm, nâng niu vườn cây trong 7 năm trời, 500 cây cao su bắt đầu cho thu hoạch được 400.000 đồng/ngày, chẳng được bao lâu bão số 10 đã lấy đi tất cả. Hơn 300 cây cao su đổ rạp, gần 30 triệu đồng tiền vay ngân hàng coi như đi tong. Còn 200 cây cao su xiêu vẹo vợ chồng tui gắng gượng dựng lại mong vớt vát lại chút ít.

Thế nhưng, hy vọng ấy đã dập tắt khi sản lượng mủ cao su khai thác mỗi ngày đem bán chỉ được 150.000 đồng/ngày, không bằng công người phụ thợ nề. Nhiều hộ dân trồng cao su tiểu điền tại Quảng Trị và Quảng Bình cho biết sản lượng mủ cao su năm nay sụt giảm, mủ lại rất loãng và giá chỉ bằng 1/2 so với cùng thời điểm năm ngoái. Hiện nhiều gia đình dừng việc khai thác mu cao su, tập trung nhân lực đào móc những cây cao su bị gió bão năm 2013 quật đổ gãy hơn 70% đem bán gỗ để lấy tiền trả ngân hàng.

Cung vượt cầu

Theo ghi nhận, giá mủ cao su tươi trên thị trường những năm trước có sự dao động, song thường là theo chiều hướng có lợi. Vì thế, bên cạnh các loại cây trồng truyền thống ở vùng gò đồi như keo lai, sắn, chuối... người dân các tỉnh Bắc miền Trung tận dụng một số diện tích đất đồi khai hoang để trồng cao su hoặc xen với các loại cây trồng ngắn ngày khác nhằm tăng nguồn lợi.

Diện tích cao su tại khu vực này theo đó tăng lên nhanh chóng, nhiều hộ dân đã bất chấp sự quy hoạch, sẵn sàng bỏ ra số vốn lớn để đầu tư vào loại cây trồng này. Chính việc đầu tư trồng ồ ạt đã tạo ra cung vượt cầu dẫn đến giá cao su giảm như hiện nay. Ông Nguyễn Văn Bài, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị, cho biết tính riêng 2 cơn bão số 10 và 11 năm 2013, Quảng Trị có gần 8.000ha cao su bị quật đổ gãy, chiếm 37% diện tích cây cao su của địa phương. Trong đó, diện tích đổ gãy trên 70% không thể khôi phục được 4.116ha.

Đã có nhiều ý kiến hoài nghi về loại cây trồng này có phải là hướng xóa nghèo bền vững hay chỉ là “canh bạc” với trời? Tuy nhiên, so sánh hiệu quả kinh tế với các cây trồng khác trên cùng vùng gò đồi như ngô, lạc, sắn khoai, môn… cây cao su vẫn có nhiều lợi thế do kinh phí đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế cao, tạo nguồn thu và tạo việc làm quanh năm, đặc biệt sản phẩm cao su gắn với tiêu thụ chế biến thuận lợi.

 Về việc giá cao su tươi rớt thê thảm, nhiều người làm vườn muốn chặt cây thay thế bằng loại cây trồng khác, ông Bài cho rằng giá cả cao su trên thị trường lên xuống thất thường là bình thường. Thực tế, khó khăn đối với người trồng cao su chủ yếu do sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. bên cạnh đó, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đang mở rộng phát triển và chuẩn bị đi vào khai thác hàng trăm ngàn ha cao su.

Các tin khác