Bắt tay tiêu thụ hàng Việt

Thực ra, không chỉ riêng chương trình trên, trong vài năm trở lại đây khá nhiều chương trình của các hiệp hội cũng kêu gọi các DN liên kết tiêu thụ sản phẩm của nhau. Bản thân các DN, nhất là DNNVV cũng rất ý thức được điều này. Tại một hội thảo được tổ chức cách đây không lâu, bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng giám đốc Công ty SGFood, chia sẻ câu chuyện của DN mình: SGFood không chỉ là đơn vị cung cấp hàng cho các siêu thị, mà còn mua hàng của các siêu thị nếu chất lượng hàng hóa đảm bảo yêu cầu sản xuất. Đó cũng là một cách để DN tiêu thụ hàng hóa của nhau.

Mới đây, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện chương trình “Thỏa thuận giữa các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc bộ trong việc ưu tiên sử dụng sản phẩm của nhau”. Theo đó, sau 2 năm triển khai nhiều hợp đồng đã được ký kết với tổng giá trị xấp xỉ 71.000 tỷ đồng (chưa kể các hợp đồng mua bán điện, xăng dầu). Việc thực hiện thỏa thuận giữa các tập đoàn, tổng công ty cũng góp phần giảm tình hình tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và tăng thị phần tại thị trường trong nước của các sản phẩm từ các DN lớn này.

Thực ra, không chỉ riêng chương trình trên, trong vài năm trở lại đây khá nhiều chương trình của các hiệp hội cũng kêu gọi các DN liên kết tiêu thụ sản phẩm của nhau. Bản thân các DN, nhất là DNNVV cũng rất ý thức được điều này. Tại một hội thảo được tổ chức cách đây không lâu, bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng giám đốc Công ty SGFood, chia sẻ câu chuyện của DN mình: SGFood không chỉ là đơn vị cung cấp hàng cho các siêu thị, mà còn mua hàng của các siêu thị nếu chất lượng hàng hóa đảm bảo yêu cầu sản xuất. Đó cũng là một cách để DN tiêu thụ hàng hóa của nhau.

Có thể thấy, trong bối cảnh sức mua vẫn còn yếu hiện nay, bài toán đầu ra vẫn luôn là thách thức lớn với DN. Vì thế DN luôn phải nỗ lực tìm mọi cách như đưa hàng về nông thôn, mở rộng thị trường trên chính sân nhà, hay tìm đường xuất khẩu để giảm bớt căng thẳng cho thị trường nội địa. Và liên kết tiêu thụ hàng hóa của nhau là lối đi nữa cho DN.

Tuy nhiên, nhiều DN đã thẳng thẳn chỉ ra dù tìm kiếm phương thức nào để tiêu thụ hàng hóa, chất lượng luôn phải được đặt lên hàng đầu. Bởi thực tế có những DN rất muốn tìm kiếm nhà cung ứng trong nước, nhưng do chất lượng không đạt yêu cầu nên buộc phải nhập khẩu. Chất lượng sẽ trở thành chìa khóa giúp DN mở cánh cửa hội nhập đang ngày gần hơn. Và cuộc cạnh tranh này không phải về giá mà sẽ là cuộc đua khốc liệt về chất lượng. Theo đó, mục tiêu không chỉ DN, tập đoàn, tổng công ty trong nước sử dụng hàng hóa, sản phẩm của nhau, mà DN nước ngoài khi đến đầu tư tại Việt Nam cũng yên tâm sử dụng sản phẩm của nhà cung ứng nội. Và câu chuyện sử dụng sản phẩm của nhau sẽ không còn theo phong trào, không còn là ưu tiên, mà sẽ là sự hài hòng và tự nguyện.

Các tin khác