PVN-vàng thau lẫn lộn trên TTCK (K1): Mỏ vàng

Trên cả 2 sàn HOSE và HNX, CP thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) luôn tạo ra ảnh hưởng cực lớn cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong những đợt sóng lớn của thị trường không thể thiếu sự có mặt GAS (PVGas), PVD (PVDrilling), PVS... do những đơn vị này hoạt động hiệu quả vì dựa vào lợi thế PVN. Tuy nhiên, thông qua hoạt động của PVX (Xây lắp Dầu khí), PSI (Chứng khoán Dầu khí)... NĐT cũng thấy hoạt động đầu tư “ngoài chuyên môn” với hiệu quả không như mong đợi.

Trên cả 2 sàn HOSE và HNX, CP thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) luôn tạo ra ảnh hưởng cực lớn cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong những đợt sóng lớn của thị trường không thể thiếu sự có mặt GAS (PVGas), PVD (PVDrilling), PVS... do những đơn vị này hoạt động hiệu quả vì dựa vào lợi thế PVN. Tuy nhiên, thông qua hoạt động của PVX (Xây lắp Dầu khí), PSI (Chứng khoán Dầu khí)... NĐT cũng thấy hoạt động đầu tư “ngoài chuyên môn” với hiệu quả không như mong đợi.

Những CP được ví như “mỏ vàng” về lợi nhuận và cổ tức đã và đang đem về rất nhiều tiền cho PVN.

GAS hiện đang là CP có vốn hóa lớn nhất tại HOSE với hơn 210.000 tỷ đồng, xấp xỉ 10 tỷ USD và ảnh hưởng của CP này với chỉ số VN Index ai cũng biết. Khi GAS tăng mạnh nghiễm nhiên VN Index cũng “đồng biến” và ngược lại khi GAS có giá vàng (đứng giá) hoặc giá đỏ (giảm giá) TTCK khó mà “hừng”. PVN đang sở hữu 96,72% cổ phần của GAS, tức tương đương với giá 203.000 tỷ đồng.

Nếu giá CP của GAS cứ như hiện nay (111.000 đồng/CP), mỗi lần bán ra 1 triệu CP, PVN thu về 110 tỷ đồng, còn nếu bán ra cứ mỗi 1% cổ phần số tiền sẽ có thể là 2.100 tỷ đồng hoặc hơn. Nói “có thể hoặc hơn” bởi lẽ GAS là CP nhiều tổ chức đầu tư muốn sở hữu, nên chỉ cần có thông tin về khả năng PVN bán là có thể đã tạo ra kỳ vọng cho thị trường và đẩy giá CP tăng.

Giả định phần vốn góp của PVN vào GAS ban đầu là 1.0, với giá hơn 11.0 như hiện nay tỷ suất sinh lời là 1.000%! Thực ra, chưa cần bán GAS PVN cũng đã thu được lượng tiền “khủng” từ cổ tức của “đại gia” về khí này. Gần 3 tháng trước, GAS có một đợt chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 22%/mệnh giá, nghĩa là tổng công ty này đã chi ra gần 4.200 tỷ đồng tiền mặt để trả cổ tức. 4.200 tỷ đồng tương đương với GTGD trong vòng 2 phiên của TTCK trong điều kiện bình thường.

PVN nắm cổ phần lớn nhất nên số tiền cổ tức cũng “khủng” nhất với hơn 4.000 tỷ đồng. Ngoài GAS, DPM (Đạm Phú Mỹ) cũng là một CP chia cổ tức ổn định bậc nhất trên thị trường. Những năm vừa qua, tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt của DPM dao động trong khoảng 30-40%/mệnh giá. Hồi giữa tháng 5 vừa rồi, DPM chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 25%, tương ứng với tổng số tiền 950 tỷ đồng, trong đó riêng PVN (sở hữu hơn 61%) nhận về 583 tỷ đồng. 

PVN vừa công bố lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2014 đạt 23.600 tỷ đồng, vượt 19% kế hoạch. Nhiều tên tuổi được nêu có doanh thu vượt kế hoạch như liên doanh VietsovPetro vượt 19%, Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) vượt 16%, Tổng công ty Khí (PVGas) vượt 16%, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn (quản lý Nhà máy lọc dầu Dung Quất) vượt 38%... Nhưng ở chiều ngược lại, cũng có những đơn vị bị lỗ nặng như Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVX), liên tục lỗ trong những quý gần đây và nhiều NĐT đang chờ đợi xem KQKD quý II và 6 tháng đầu năm của PVX sẽ như thế nào. Một sự tương phản rõ ràng: những CP họ PVN làm ăn có lãi thường có thị giá rất cao, CP của những công ty làm ăn không hiệu quả thường có giá rất bèo, chỉ vài ngàn đồng cho mỗi CP.

Cũng do nắm giữ những CP có chất lượng, nên ngoài chuyện thu về dòng tiền mặt từ cổ tức, giá trị tài sản của PVN cũng không ngừng tăng lên sau những đợt sóng của TTCK. PVD hiện đang có vốn điều lệ 2.735 tỷ đồng, với mức giá 91.500 đồng/CP sau khi đóng cửa phiên 30-7, vốn hóa của công ty này trên sàn tương đương với 25.000 tỷ đồng.

Hiện nay, PVN  đang sở hữu hơn 50% cổ phần của PVD, tương ứng với giá thị trường 12.500 tỷ đồng. Điều đáng nói là cách đây 1 năm, giá CP của PVD mới chỉ bằng phân nửa hiện nay, tức là hơn 40.000 đồng. Như vậy chỉ trong 1 năm, giá trị tài sản của PVN với phần sở hữu tại PVD đã tăng lên gấp đôi và có người đã ví rằng không ai “sướng” như PVN, chỉ cần ngồi giữ CP không mà lãi khủng.

Hay nếu không muốn tính bằng năm mà chỉ bằng đơn vị tháng, thông qua trường hợp của PVS (Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí) NĐT cũng thấy giá trị tài sản của PVN tăng nhanh thế nào. PVS hiện có vốn điều lệ gần 4.500 tỷ đồng, trong đó PVN sở hữu hơn 34%. Vốn hóa của PVS xấp xỉ 14.600 tỷ đồng, phần sở hữu của PVN trị giá gần 5.000 tỷ đồng.

Thực tế mới đầu tháng 5, giá CP của PVS chỉ vào khoảng 22.000 đồng/CP, tức phần sở hữu của PVN “chỉ” đạt gần 3.400 tỷ đồng. Nhưng chỉ sau khoảng 3 tháng, vốn hóa của PVS đã tăng gần gấp rưỡi và đưa giá trị tài sản của PVN  gia tăng tỷ lệ tương ứng.

PVT (PVTrans) là một trong những CP dầu khí niêm yết vào loại sớm trên TTCK Việt Nam vào năm 2007, nhưng trong quãng thời gian đầu không mấy tạo được ấn tượng. Tuy nhiên, kể từ năm 2012, PVT bắt đầu “lột xác” khi lợi nhuận sau thuế đạt gần 110 tỷ đồng (năm 2012 chỉ đạt hơn 25 tỷ đồng) và đến năm 2013 con số còn ấn tượng hơn khi đạt gần 240 tỷ đồng.

Nhờ vậy PVT là một trong những CP tăng mạnh nhất thị trường trong 1 năm qua khi từ mốc 5.000 đồng/CP đã tăng lên hơn 16.000 đồng/CP và lọt vào các rổ chỉ số cho ETF. Trường hợp của PVT chỉ ra một lợi thế khác của PVN đó là trong danh mục thường có những “của để dành”, có thể lúc này hoạt động chưa tốt nhưng một thời gian sau tái cấu trúc và quyết tâm lại có những bước chuyển đáng ngạc nhiên.

Ngoài hoạt động kinh doanh liên quan trực tiếp đến ngành dầu khí, một số đơn vị thuộc PVN nhưng kinh doanh khác ngành cũng thu được những con số ấn tượng. Tiêu biểu có thể kể đến trường hợp của Petrosetco (PET), hoạt động trong ngành phân phối các mặt hàng điện tử nhưng là một trong những CP được thị trường chú ý những năm vừa qua.

Doanh thu của PET tăng trưởng khá đều đặn trong 5 năm qua, đáng chú ý trong 3 năm gần nhất doanh thu của PET đều đạt trên 10.000 tỷ đồng, riêng năm 2013 đạt hơn 11.600 tỷ đồng. Ai cũng biết ngành phân phối luôn thu hút được sự quan tâm của các NĐTNN, nên việc PVN sở hữu cổ phần tại PET (35%) có thể xem là một khoản đầu tư rất có giá trị.

PVGas đang là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất TTCK.

PVGas đang là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất TTCK.

Nếu như PET gây ấn tượng trong mảng phân phối, PVI (PVN sở hữu gần 37%) lại chứng tỏ năng lực trong mảng bảo hiểm. Trong những năm vừa qua, PVI là một trong những công ty bảo hiểm gây ấn tượng mạnh nhất trên thị trường.

Lợi thế lớn nhất của PVI mà NĐT nào cũng biết đó là trực thuộc PVN nên cũng có rất nhiều lợi thế trong việc tiếp cận với những công ty “cùng họ” với các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ.

Hồi đầu năm 2013, PVI cũng đã ra mắt PVI Sun Life để tham gia cả mảng bảo hiểm nhân thọ và theo một số nhận định với lợi thế số lượng đông đảo các cán bộ, công nhân viên tại PVN khả năng PVI có được những bước tăng trưởng mạnh trong mảng nhân thọ hoàn toàn có thể.

Các tin khác