Đặt cược chứng khoán bất động sản Trung Quốc

Trong lúc thị trường bất động sản (BĐS) Trung Quốc đang ảm đạm, một số nhà đầu tư lại đổ tiền mua cổ phiếu các công ty phát triển BĐS  lớn với niềm tin thị trường nhà đất sẽ ấm lên, tăng trưởng mạnh thời gian tới. Họ đang đặt cược vào sức bật của thị trường nhà đất quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Trong lúc thị trường bất động sản (BĐS) Trung Quốc đang ảm đạm, một số nhà đầu tư lại đổ tiền mua cổ phiếu các công ty phát triển BĐS  lớn với niềm tin thị trường nhà đất sẽ ấm lên, tăng trưởng mạnh thời gian tới. Họ đang đặt cược vào sức bật của thị trường nhà đất quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Chỉ số BĐS Trung Quốc MSCI đã tăng 16,5% kể từ đầu tháng 7, mức tăng tốt nhất trong gần 3 năm qua. Đây là sự đảo chiều ngoạn mục so với mức suy giảm 9,2% trong nửa đầu năm nay. Tuy nhiên, sự tăng giá chỉ được ghi nhận ở các cổ phiếu của doanh nghiệp lớn của Trung Quốc. Giá cổ phiếu của China Vanke Co, công ty phát triển BĐS hàng đầu Trung Quốc, tăng 22,7% trong năm nay. Cổ phiếu một ông lớn khác, tập đoàn địa ốc Evergrande, cũng tăng giá 17,2%. Các công ty nhỏ đang vật lộn vì thiếu vốn hoặc hoạt động chủ yếu tại các thành phố nhỏ, nơi nguồn cung quá dư thừa, vẫn không được tận hưởng niềm vui này.

Patrick Ho, người đứng đầu công ty chứng khoán hàng đầu châu Á AMP Capital có trụ sở tại Hồng Công, hiện sở hữu khối tài sản 133 tỷ USD, cho biết từ đầu năm đến nay đã mua cổ phiếu của một số doanh nghiệp lớn với niềm tin khoảng 85.000 công ty tham gia lĩnh vực BĐS sẽ vực dậy thị trường đang sa sút. Và trên thực tế đã có những dấu hiệu tích cực ông Ho kỳ vọng.

Thị phần mua bán địa ốc 10 doanh nghiệp phát triển BĐS lớn nhất Trung Quốc tăng lên 18,7% trong nửa đầu năm 2014 từ mức 14% cuối năm ngoái. Theo dự báo của Citibank, con số này có thể đạt 35% vào năm 2020 và khoảng 50% ở các thành phố loại 1 và loại 2 ở Trung Quốc. Swee Ching Lim, nhà phân tích, nghiên cứu tín dụng tại công ty quản lý tài sản Tây Phương, nhận định thời điểm khó khăn hiện nay các ông lớn có lợi thế trong cuộc chiến giành khách hàng bởi thâm niên hoạt động cũng như thương hiệu được nhận diện tốt hơn.

Chứng khoán trong lĩnh vực BĐS tăng ngoạn mục như trên nhờ nhiều chính quyền địa phương bắt đầu nới lỏng quy định hạn chế mua bán nhà ở để kích cầu. Động thái trên được đưa ra khi nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo cuộc suy thoái nhà ở hiện nay của Trung Quốc đặt ra nguy cơ lớn nhất đối với nền kinh tế nước này bởi rất nhiều nhà đầu tư cá nhân đổ vốn vào lĩnh vực BĐS.

Giới phân tích cho rằng các biện pháp được đưa ra trước đây để ngăn chặn hiện tượng đầu cơ đẩy giá nhà lên cao trong vài năm qua cần phải được xem xét, gỡ bỏ dần. Ngoài việc các chính quyền địa phương “bật đèn xanh”, điều kiện tín dụng cho thị trường nhà đất cũng đang được cải thiện. Các ngân hàng mở rộng các khoản thế chấp mới trong tháng 6 vừa qua, trong khi chính quyền trung ương đã cho phát hành chứng khoán thế chấp quốc gia lần đầu tiên trong 7 năm vào tuần trước.

Cùng lúc đó, nhà đầu tư thu nhập ổn định cũng đổ tiền trở lại vào trái phiếu được phát hành bởi các nhà phát triển BĐS Trung Quốc, làm tăng giá trị các trái phiếu trên từ 5% đến 12% trong 2 tháng qua. Thí dụ, Công ty BĐS Sino-Ocean Land Holdings Ltd sau khi phát hành trái phiếu đã thu về 1,2 tỷ USD.

Khu “đô thị ma” Kangbashi, Ordos, Nội Mông (Trung Quốc) vắng bóng người ở.

Khu “đô thị ma” Kangbashi, Ordos, Nội Mông (Trung Quốc) vắng bóng người ở.

Mối quan tâm lớn nhất hiện nay của Trung Quốc trong quản lý BĐS là vấn đề cung vượt quá cầu, đặc biệt ở các thành phố kém phát triển của Trung Quốc, dẫn đến việc nhà đầu tư không mua cổ phiếu các công ty BĐS những khu vực này. Khiem Do, nhà phụ trách đầu tư đa tài sản ở châu Á của công ty quản lý tài sản Baring ở Hồng Công, cho biết cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp hoạt động ở các thành phố lớn luôn thu hút được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư. Trong khi ở các thành phố loại 3 hoặc thấp hơn, tình trạng thừa nguồn cung đang ở mức báo động.

Các tin khác