Nhậu sau 22 giờ...

Mấy ngày qua, dự thảo luật cấm bán bia rượu sau 22 giờ của Bộ Y tế, sau đó được điều chỉnh chỉ cấm ở một số khu vực nhất định, khiến nhiều người chú ý vì ảnh hưởng đến nếp sinh hoạt, quyền lợi người tiêu dùng và kinh tế của nhiều người. Chúng tôi lên đường khảo sát thực tế tại địa bàn TPHCM sau 22 giờ tại các quán nhậu từ trung tâm tới vùng ngoại ô, hầu hết mọi người đều tỏ vẻ nghi ngờ tính khả thi của lệnh cấm, dù ủng hộ bởi uống bia rượu tràn lan, thâu đêm suốt sáng là một tệ nạn xấu.

Mấy ngày qua, dự thảo luật cấm bán bia rượu sau 22 giờ của Bộ Y tế, sau đó được điều chỉnh chỉ cấm ở một số khu vực nhất định, khiến nhiều người chú ý vì ảnh hưởng đến nếp sinh hoạt, quyền lợi người tiêu dùng và kinh tế của nhiều người. Chúng tôi lên đường khảo sát thực tế tại địa bàn TPHCM sau 22 giờ tại các quán nhậu từ trung tâm tới vùng ngoại ô, hầu hết mọi người đều tỏ vẻ nghi ngờ tính khả thi của lệnh cấm, dù ủng hộ bởi uống bia rượu tràn lan, thâu đêm suốt sáng là một tệ nạn xấu.

Nếu cấm sẽ thực hiện

Khảo sát thực tế, nhiều các quán nhậu, quán ăn gia đình phục vụ thực khách tại địa bàn TPHCM dành cho người dân đều khá ít khách sau 22 giờ, chỉ một số ít người vẫn tiếp tục ăn uống, nhậu nhẹt. Tại 2 tuyến đường Hoàng Sa, Trường Sa chạy dọc theo kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè qua các quận 1, 3, Phú Nhuận mà người dân quen gọi là “đường bờ kè”, chỉ còn một vài bàn có khách. Tại một quán ốc trên đường Hoàng Sa, đoạn gần cầu số 8, có rất đông khách lúc 19 giờ nhưng tới 22 giờ 30 phút chúng tôi quay lại chỉ còn nhân viên đang dọn dẹp bàn ghế, chén bát và thực phẩm.

Anh Lâm, 41 tuổi, chủ quán cho biết mỗi ngày quán ốc của anh đón khoảng 40-60 khách, vào dịp cuối tuần có thể đông hơn chút. Đặc điểm của quán ốc là thực khách thường vào từ 18-21 giờ, đây được coi là “giờ vàng” vì khách đông nhất. Thời gian khách ở quán cũng khá khác nhau. Nếu là gia đình đi ăn uống chỉ ngồi hơn 1 giờ, những bạn bè gặp gỡ, đồng nghiệp đi nhậu có thể ngồi lâu hơn, 2-3 giờ, rất ít khách ăn nhậu ngồi trên 4 giờ, thi thoảng mới có một vài bàn ngồi lâu và thường có công chuyện bàn bạc, tranh luận.

 

Khi được hỏi về lệnh cấm bán rượu bia sau 22 giờ, anh Lâm cười: “Tại thời điểm này quán của tôi đã vắng khách. Sau 22 giờ, khách đến vắng, lúc này cả nhân viên và chủ quán cũng thấm mệt sau buổi tối tất bật. Hầu hết quán nhậu, quán ăn ở khu vực này chỉ phục vụ đến 22 giờ đã bắt đầu dọn dẹp quán, chừng 23 giờ là đóng cửa”.

Tại một quán hải sản tươi sống khác cũng nằm ở tuyến “đường bờ kè”, lúc 22 giờ 15 phút, chúng tôi quan sát thấy một số thực khách đang ăn uống bia rượu. Khi được hỏi về lệnh cấm, một thực khách tên Toàn nói: “Tôi nghĩ lệnh cấm bán rượu bia nếu thực hiện được cũng tốt. Nhưng xét khía cạnh thực tế, nó khó khả thi vì ở xã hội có rất nhiều nơi để người dân uống bia rượu, không riêng gì phải vào quán. Thí dụ, sau 22 giờ người ta mang bia rượu ngồi ở vỉa hè, lề đường, bãi cỏ… uống làm sao cấm hết được. Vấn đề an ninh trật tự không phải ai uống rượu sau 22 giờ mới gây mất an ninh trật tự còn uống rượu trước 22 giờ thì không. Ở đây cái quan trọng nhất chính là ý thức mỗi con người và quan niệm về bia rượu chứ không phải là lệnh cấm”.

Nếu không triệt để sẽ nhờn luật

Nhậu sau 22 giờ... ảnh 2Tôi cho rằng quy định hạn chế rượu bia là cần thiết, thậm chí vô cùng cần thiết để đảm bảo sức khỏe người dân và đảm bảo an toàn giao thông, trật tự xã hội. Quy định thế nào để hiệu quả theo tôi, ở tầm cơ sở khó đưa ra phương án khả thi. Nhưng cần có các quy định mang tính hệ thống từ quản lý cấp phép sản xuất bia rượu, phân phối, quảng cáo, tiếp thị và sau đó tới các địa điểm bán, thời gian bán. Nếu chỉ cấm bán rượu bia sau 22 giờ, tôi chưa biết quy định về tổ chức bộ máy kiểm tra như thế nào, có khả thi hay không.
Nhậu sau 22 giờ... ảnh 3

Trung tá NGUYỄN BÌNH TÂM,
Đội trưởng đội CSGT, Công an quận Bình Tân

Chúng tôi tiếp tục khảo sát những địa điểm thường xuyên có các quán nhậu ở khu vực ngoại thành như quận 12, Tân Phú, Bình Tân. Tại quán lẩu dê trên đường Lê Trọng Tấn (quận Tân Phú), mặc dù đã 22 giờ đêm nhưng quán vẫn sáng đèn và nhiều bàn ăn vẫn đông thực khách. Một tiếp viên của quán cho biết đây là quán bình dân, khách hàng chủ yếu là người thu nhập thấp và công nhân. Vì thế, nhiều khách hàng ngồi nhậu lâu, nhất là vào cuối tuần khiến chủ quán và nhân viên rất vất vả. Nếu có quy định cấm bán bia rượu, chắc nhân viên nhân viên và chủ quán đều khỏe. Bởi thời điểm này, khách hàng đa phần chỉ ngồi uống bia rượu chứ ít gọi món ăn, nhiều khi khách hàng ngồi tới tận 1, 2 giờ sáng không dám từ chối. Thời điểm này, doanh số bán hàng không cải thiện nhưng thời gian phục vụ khách phải tăng thêm khiến tiền công nhân viên cũng tăng.

Tại khu đường Tên Lửa gần khu công nghiệp Tân Tạo (Bình Tân), vào khoảng thời gian 22 giờ đêm, những quán nhậu lề đường vẫn còn nhiều khách. Chị chủ quán vịt nướng ở đây cho biết khách hàng thường là công nhân, thời gian tới quán chủ yếu từ 20-23 giờ. Ở đây là khu vực ngoại thành nên quán nhậu vỉa hè, lề đường khá nhiều. Tuy nhiên, những quán còn hoạt động sau thời gian 23 giờ khá ít, chỉ chừng dăm quán, chủ yếu phục vụ những người sống và làm việc về đêm như bảo vệ, công nhân thay ca, bốc vác, xe thồ…

Với nhiều người, lợi ích của việc cấm bán rượu bia sau 22 giờ là khá lớn nếu luật này được thực thi một cách nghiêm túc, đúng đắn sẽ tránh những lãng phí, không gây mất trật tự, không ảnh hưởng đến môi trường và bảo đảm an toàn sức khỏe của bản thân cũng như xã hội. Tuy nhiên, uống bia rượu đã là một nếp sống, thói quen giao tiếp, làm ăn, xã giao của nhiều người. Vì vậy, thay đổi cần có lộ trình để người dân quen dần, nếu không triệt để người dân không thực hiện, coi thường pháp luật. Điển hình như việc cấm hút thuốc lá nơi công cộng hay cấm nghe điện thoại tại cây xăng, luật đã ban hành nhưng lại không được người dân thực hiện và cũng không có đủ lực lượng để quản lý và chế tài.

Thực ra, nước ta cũng quy định việc cấm trẻ em dưới 18 tuổi sử dụng bia rượu và cấm bán rượu trong các quán bar, vũ trường sau 24 giờ, nhưng các quy định trên đến nay vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để. Vì tâm lý này nhiều người tỏ ra thiếu tin tưởng vào việc thực hiện lệnh cấm bán bia rượu, dù biết đó là một biện pháp tốt, cần thiết. 

Các tin khác